ClockThứ Năm, 10/03/2016 19:25

Bánh gạo cay xứ Huế

TTH - Năm nay trời lạnh kéo dài, lớp trẻ Huế lại có thêm nhiều thời gian để diện lâu hơn những bộ cánh mà năm ngoái sắm cho mùa tết cứ ngỡ là sẽ lạnh, có lâu hơn thời gian hít hà cái không khí se se đến tột cùng hay thích thú hà hơi ra khói. Đây cũng là thời điểm các quán ăn vặt lên ngôi, nhất là các món ấm ấm như thịt nướng cay, bắp nướng hay các quán ăn vỉa hè. Năm nay có mới lạ hơn chút, các bạn trẻ Huế lại được thưởng thức thêm teokbokki. Món ăn đường phố này bắt nguồn từ Hàn Quốc và đã quá phổ biến ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Mỗi hàng quán có một phong cách chế biến bánh gạo cay khác nhau

Teokbokki là món ăn được làm từ bột gạo trộn với một loại nước sốt đặc biệt làm từ tương ớt ăn kèm với kim chi muối lâu ngày được ủ trong các lu đất. Đó được xem là cách cơ bản để tạo nên một món ăn đậm chất đường phố này. Tuy nhiên khi đến với Huế, các hàng quán lại tự tạo nên phong cách riêng để gây ấn tượng với các thực khách trẻ. Ví như quán thì cho thêm chả cá, quán lại cho trộn thêm ớt Việt Nam hay tiệm thì thêm vài viên bánh gạo phô mai chẳng hạn. Bởi vậy mới nói mỗi cây mỗi hoa, mỗi quán mỗi kiểu. Nhưng nhìn chung, món này đều được các hàng quán ưu tiên ăn kèm với kim chi muối xổi - loại kim chi muối ăn liền của người việt và đương nhiên quán nào cũng ngon. Sợi bánh ở Huế làm cũng khác sợi bánh nguyên bản của Hàn Quốc, tuy không có được cảm giác dai dai như phiên bản gốc nhưng cũng dẻo và bùi cực kì nên tính ra, các cô chủ cậu chủ ở đây khéo tay, tỉ mỉ phết. Từng thớ bánh tuy không được nặn bằng máy như ở xứ Hàn nhưng cũng tròn tròn, dài dài bằng nhau, nhìn xinh xinh, ngộ ngộ. Trời lạnh, chỉ đứng hít hà cái hơi nóng bốc lên từ xoong bánh đã đủ ấm. Xích lại gần hơn để thấy bàn tay thoăn thoắt của cô chủ đảo bánh, tưới sốt hay rắc vừng thì lại càng làm lòng người thêm nôn nao. Nhiều bạn trẻ vì muốn lưu lại khoảng khắc ấy còn chụp vài pô, nhanh tay check-in cho bạn bè ở nhà muôn phần ganh tị.  Bánh đã chín nhưng vẫn được giữ trong soong và lại được đảo đều mỗi lần khách gọi nên bánh khi nào cũng nóng và thơm ngào ngạt. Bởi vậy có bạn trẻ nào đã đến mà chỉ ăn mỗi một ly đâu. Chí ít cũng phải 2 đến ba ly và một vài ly trà sữa. Thành ra cái sự ăn chẳng bao giờ cô đơn được.

Huế vốn nhỏ, các quán ăn lại san sát nên cũng không khó tìm. Phần lớn các hàng teokbokki đều được bán ở dọc đường Bà Triệu , ngay vỉa hè để các bạn dễ tìm, dễ ăn mà lại mang đến cảm giác như đang ăn ở xứ sở Hàn Quốc. Nhưng không vì thế mà các bạn trẻ phía bên kia sông lại khó lòng thưởng thức món ăn này vì giờ đã có rất nhiều quán ăn vặt trong hẻm như quán ăn vặt Trang Bùi tại đường Tăng Bạt Hổ. Giờ cũng đã phổ biến hơn dịch vụ giao hàng tận nơi nên bạn nào ngại ra đường, vẫn có thể thưởng thức hương vị này thoải mái. Giá thành cũng rất rẻ, giao động từ 10-20 nghìn một ly, dĩa đầy ụ. Chẳng biết các bạn thế nào, nhưng vì cái sự ngày càng lớn mạnh của đồ ăn vặt xứ Huế mà túi tiền của tôi ngày càng mỏng và vòng 2 cũng biệt tích đâu mất. Có chút buồn mà chẳng sao, chắc lạnh quá nó trốn mất hay nó cũng bận xử teokbokki rồi cũng nên. Nhỉ?!

Bài, ảnh: HANI

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sắm tết

Năm mới bắt đầu tiến gần hơn đến những trạm dừng chân cuối cùng. Mấy câu hát, nhạc xuân rình rang nhờ đó được mùa tua lui, tua tới từ cặp loa giấu kỹ hai bên cổng vào của nhiều hàng quán đông đúc.

Sắm tết
Người trẻ bận rộn

Ngẫm lại, thấy ngày dài trôi qua rất vui, rất mệt nhưng mấu chốt vẫn là mình đã nhận ra, mình cũng đang muốn đi để trở về...

Người trẻ bận rộn
Trẻ & sách

Cuối hè đầu thu, mưa bắt đầu ỉ ê từng đợt, rồi lại ngừng liên tục. Đối với một số người nhạy cảm, thì nước chỉ chực lách tách vài giọt là lòng đã trào dâng xúc cảm. Mà lạ, tôi chỉ thấy mình trơ ra, dù lắm khi cũng tặc lưỡi: cảm xúc nhiều vô hạn.

Trẻ  sách
Bà nội, bà ngoại

Đỉnh điểm của sự trẻ con thường được nổ ra nhiều lần trong ngày, thường là một người 84 chê một bà 80 làm chậm; bà nhỏ hơn yếu thế, không nói lại được nên thủ thỉ với cháu “ngoại ở nhà chướng quá, sau cả mấy mươi năm mà nấu từng này muối, từng kia đường cũng lăn tăn được”.

Bà nội, bà ngoại
Góc cũ

Ngày Huế có chút trở lạnh, mưa cứ tí tách rơi hoài rơi. Có những người rúc mình vào quán hít hà cái ấm từ tách cà phê tươi, có người trầm ngâm bên ánh đèn vàng cổ nhìn ra màn nước. Cảnh này lặp đi lặp lại nhiều ở mấy quán cà phê xưa, cái xưa làm người ta muốn níu kéo hoài niệm đang dần trôi theo Huế hiện đại.

Góc cũ

TIN MỚI

Return to top