ClockThứ Tư, 30/10/2019 06:00

Các bến thuyền thủy nội địa: Chậm trễ xây dựng khung giá mới

TTH - Những ngày qua, các chủ thuyền rồng hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch trên sông Hương phản ánh, trong suốt thời gian dài họ phải đóng 2 lần phí cho 1 lượt chở khách tại các bến thuyền thủy nội địa trên địa bàn TP. Huế, dù quy định này đã hủy bỏ từ lâu.

Cầm sớm đưa nhà chờ bến thuyền du lịch Đầm Chuồn vào hoạt độngChưa có bến thuyền du lịch Vạn Niên

 Du khách tham quan chùa Thiên Mụ bằng thuyền rồng

Phí chồng phí

Các chủ thuyền rồng cho biết, khi các thuyền xuất bến ở Bến thuyền Tòa Khâm hoặc Bến thuyền số 5 Lê Lợi đều đã làmlệnh xuất bến, đóng 30 nghìn đồng phí. Khi thuyền đưa khách lên chùa Thiên Mụ tham quan, dù chỉ đỗ khách ở Bến thuyền Thiên Mụ và quay trở ra nhưng cũng phải đóng thêm 20 nghìn đồng nữa.

Đại diện HTX Vận tải đường sông TP. Huế băn khoăn, rõ ràng việc thu phí như thế là không hợp lý, phí chồng phí. Nếu các thuyền rồng đưa khách lên chùa Thiên Mụ, sau đó ở lại để đón khách thì các chủ thuyền sẵn sàng đóng, không có ý kiến gì, nhưng ở đây thuyền chỉ vào bến để khách lên chùa tham quan thì không thể thu phí của chủ thuyền thêm lần nữa. Như thế, các thuyền phải mất 2 lần phí dù chỉ chở một lượt khách.

Ông Trần Văn Vinh, Kế toán trưởng, kiêm phụ trách tài chính BQL Bến xe thuyền TP. Huế khẳng định, việc thu phí như vừa nêu là đúng với Quyết định 55/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng bến thuyền du lịch trên địa bàn tỉnh. Trong quyết định này, có quy định rất rõ đối tượng nộp phí là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng bến thuyền cho mục đích kinh doanh phải đóng phí. Ở Bến thuyền Tòa Khâm, các thuyền sử dụng với mục đích đón khách, còn Bến thuyền Thiên Mụ mục đích là đỗ khách. Như thế ở cả 2 bến, các thuyền đều có mục đích sử dụng.

Dù thế, trước những phản ánh của các chủ thuyền và từ phía phóng viên, ngày 10/10 vừa qua, BQL Bến xe thuyền TP. Huế đã thỏa thuận miệng với các chủ thuyền và tạm ngưng thu một chiều đối với các thuyền vào đỗ khách ở Bến thuyền Thiên Mụ.

Dịch vụ vận tải bằng thuyền rồng được du khách lựa chọn khi đến Huế

Chậm trễ trong xây dựng khung giá mới

Từ phản ánh thu phí 2 lần bất hợp lý của các chủ thuyền rồng, qua quá trình xác minh các quy định hiện hành về thu phí sử dụng bến thuyền thủy nội địa trên địa bàn TP. Huế, điều bất ngờ là mức thu phí tại Quyết định 55/2013/QĐ-UBND mà BQL Bến xe thuyền TP. Huế thu lâu nay đã không còn hiệu lực. Cụ thể, ngày 19/3/2018, UBND tỉnh ra Quyết định 17/2018/QĐ-UBND hủy bỏ Quyết định 55/2013/QĐ-UBND vì không còn phù hợp với Luật Phí và Lệ phí năm 2015, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017.

Quyết định đã bị hủy bỏ, nhưng BQL Bến xe thuyền TP. Huế vẫn thu như thế có đúng với quy định? Ông Trần Văn Vinh giải thích, trước đó, vào ngày 20/1/2017, UBND tỉnh có văn bản hướng dẫn 420/UBND-TC, trong lúc chờ đợi quy định về mức giá mới của HĐND và UBND tỉnh, BQL được phép áp dụng thu phí và mức thu như trước đó (năm 2016). Do đó, BQL đã căn cứ vào văn bản này và duy trì thu theo lượt vào bến và mức thu 30 nghìn đồng với bến loại 1 và 20 nghìn đồng với bến loại 2. “Từ khi Quyết định 55/2013/QĐ-UBND bị hủy bỏ, đến nay vẫn chưa có quyết định nào thay thế nên buộc BQL thu theo mức của năm 2016. Chúng tôi hoàn toàn không cố tình thu theo quyết định đã không còn hiệu lực thực hiện”, ông Vinh khẳng định.

Trong khi đó, ông Trần Bá Mẫn, Phó Giám đốc Sở Tài chính khẳng định, quyết định đã hủy bỏ thì không thể cho rằng việc thu như thế là đúng. Theo quy định, văn bản đã hủy bỏ thì không còn giá trị pháp lý, cũng không được dùng làm căn cứ để thu. Văn bản 420/UBND-TC được ban hành nhằm mục đích tạo thêm thời gian để các đơn vị xây dựng khung giá mới. Còn khi Quyết định 17/2018/QĐ-UBND được ban hành thì đồng thời tất cả các văn bản liên quan khác đều hết hiệu lực sử dụng. Do đó, vấn đề áp dụng văn bản 420/UBND-TC để tiếp tục thu phí theo Quyết định 55/2013/QĐ-UBND là không đúng quy định.

“Theo quy định mới tại danh mục lệ phí bến thuyền thủy nội địa, chuyển sang dùng là giá dịch vụ và yêu cầu phải xây dựng khung giá mới. Trách nhiệm này thuộc về Sở Giao thông và Vận tải phối hợp UBND TP. Huế thực hiện. Sau đó, Sở Tài chính sẽ thẩm định giá trước khi trình UBND tỉnh thông qua và ra quyết định chính thức. Qua rà soát lại hồ sơ, từ khi Quyết định 55/2013/QĐ-UBND bị hủy bỏ cho đến nay, Sở Tài chính chưa từng thẩm định giá dịch vụ mới từ Sở Giao thông và Vận tải và UBND TP. Huế. Sau khi nhận phản ánh từ Báo Thừa Thiên Huế, Sở Tài chính đã có văn bản gửi hai đơn vị trên để sớm xây dựng khung giá theo đúng quy định hiện hành”, ông Trần Bá Mẫn khẳng định.

Ông Trần Văn Vinh cho biết thêm, ngày 23/12/2016, BQL Bến xe thuyền TP. Huế có gửi văn bản đến Sở Tài chính và Sở Giao thông và Vận tải để đăng ký giá sử dụng dịch vụ bến thuyền theo quy định mới. Nhưng đến nay, BQL chưa nhận được văn bản trả lời của các cấp có thẩm quyền. Đến ngày 8/10, khi có những phản ánh, BQL tiếp tục có thêm một văn bản mới gửi UBND tỉnh và các cơ quan liên quan đề nghị sớm có quyết định bảng giá mới, để việc thu giá dịch vụ theo đúng quy định.

Việc chậm trễ trong xây dựng mức giá mới là do sự chủ quan, thiếu trách nhiệm của các cơ quan tham mưu và đơn vị quản lý trực tiếp các bến thuyền thủy nội địa. Do đó, cần sớm xây dựng bảng giá mới, phù hợp với các quy định và phù hợp với mục đích sử dụng, không thể để người dân phải đóng phí 2 lần cho một lượt khách như thời gian qua.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
KỶ NIỆM 8 NĂM RA MẮT HỢP TÁC MEKONG - LAN THƯƠNG VÀ TUẦN LỄ MEKONG - LAN THƯƠNG NĂM 2024
Chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai giữa các nước Mekong - Lan Thương

LTS: Kỷ niệm 8 năm ra mắt Hợp tác Mekong - Lan Thương và Tuần lễ Mekong - Lan Thương năm 2024, Báo Thừa Thiên Huế giới thiệu bài viết của bà Đổng Bích Du, Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại Đà Nẵng về mục tiêu chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai giữa các nước Mekong - Lan Thương.

Chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai giữa các nước Mekong - Lan Thương
DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG BỘ VEN BIỂN:
Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6/2024

Dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An (TP. Huế) đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), tiến độ thi công trên công trường, nhằm hoàn thành công trình vào tháng 3 năm 2025.

Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6 2024
Return to top