ClockThứ Năm, 12/04/2012 10:25

Chiêm ngưỡng báu vật Đông Sơn

TTH - Trong khuôn khổ Festival Huế 2012, lần đầu tiên, một cuộc trưng tập văn hóa Đông Sơn lớn nhất từ trước đến nay với những bộ sưu tập có niên đại từ 2-4.500 năm đã được ra mắt công chúng Huế tại Bảo tàng Lịch sử-Cách mạng.

Với nguồn trưng bày lên đến 1.000 hiện vật, người xem không khỏi ngẩn ngơ trước bộ sưu tập nhạc khí trống đồng trên 2.000 năm, đạt đỉnh cao về nghệ thuật đúc đồng và là biểu tượng chói lọi cho nền văn minh của người Việt cổ, trong đó có trống đồng Heger được phát hiện tại Thanh Hóa đầu thế kỷ XX.

 

Lạ nhất là vật dụng làm đẹp của phụ nữ xưa cách đây hàng chục thế kỷ với những chiếc gương soi bằng đồng; những chiếc trâm cài tóc hình hoa sen, những chuỗi trang sức bằng đá, bằng đồng, bằng chất liệu vỏ của các loài nhuyễn thể đạt đến độ tinh xảo mà đến nay, các nhà nghiên cứu chưa lý giải được về cách thức tạo nên những vật dụng làm đẹp hoàn mỹ như thế của 2.000 năm trước.

 


Trống đồng Heger phát hiện tại Thanh Hóa đầu thế kỷ 20
 

Nhiều bí ẩn lịch sử khác đến nay vẫn còn được cất kín trong lòng cổ vật. Như bộ sưu tập môi với đủ kích cỡ lớn nhỏ mà thoạt nhìn, hình dáng diện mạo của chúng chẳng khác mấy chiếc môi mà chúng ta đang sử dụng ngày nay. Điều đáng kinh ngạc nhất với các nhà nghiên cứu, sưu tầm là người Việt cổ đã có thể đi trước thời đại hàng ngàn năm về kỹ thuật đúc đồng, để cho ra đời những đồ dùng sinh hoạt đẹp đẽ, tiện dụng. Đó là những khám phá mà theo nhà sưu tập Đoàn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu, bảo tồn cổ vật Việt Nam, nếu thế giới được biết đến, họ phải “cúi lạy” nền văn minh của người Việt cổ.

 


Trâm cài đầu hoa sen có niên đại trên 2000 năm

 

Kể cả bộ sưu tập vũ khí của người xưa, cũng thật kỳ lạ. Nhất là những chiếc lẫy bằng đồng với những mũi tên nhỏ. Theo ông Nguyễn Trọng Cơ - Phó Giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu, bảo tồn cổ vật Việt Nam, có thể đây chính là chiếc nỏ thần An Dương Vương từng làm khiếp sợ kẻ thù phương Bắc đã được truyền thuyết hóa trong câu chuyện cổ Mỵ Châu - Trọng Thủy.

 


Bộ sưu tập gương đồng - phương tiện làm đẹp của phụ nữ Việt hàng ngàn năm trước

 

1.000 hiện vật Đông Sơn là điểm nhấn của Triển lãm "Về miền di sản" (do Trung tâm Triển lãm Văn hóa Việt Nam, Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn di sản Việt Nam, Sở Văn hóa Thể thao - Du lịch các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Lịch sử - Cách mạng phối hợp tổ chức diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử-Cách mạng từ 5 đến 20-4, bao gồm nhạc khí (trống đồng, thanh la, lục lạc, chuông voi), vũ khí (dao, kiếm, lẫy, nỏ, chắn tâm...), công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức, đồ gốm Đông Sơn..

Lại có cả những bản “thiết kế” xây dựng bằng đất nung mộc mạc, ngộ nghĩnh và đầy sáng tạo của người xưa mà người đời nay khó có điều kiện biết đến nếu không có tâm huyết của những người tổ chức. Không một chút lợi nhuận, không một nhà tài trợ, họ-những nhà sưu tầm cổ vật của Trung tâm UNESCO nghiên cứu, sưu tầm cổ vật Việt Nam ở nhiều nơi trong cả nước đã gồng gánh về Huế một gia tài văn hóa đồ sộ. Một triển lãm mà theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn cổ vật Việt Nam Đoàn Anh Tuấn là “vô cùng khó để làm được nếu không có duyên, không có tấm lòng và tâm huyết”.

 

Kim Oanh

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Núi Bân & lễ hội Quang Trung tại Huế

Cùng với Hà Nội và Bình Định, Huế tự hào có khu tưởng niệm và lễ hội Quang Trung gắn với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Núi Bân  lễ hội Quang Trung tại Huế
Return to top