ClockThứ Sáu, 07/12/2018 08:44

Cơ cấu lại ngành du lịch

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”.

Kết nối lữ hành và lưu trúHợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực du lịchMỗi năm một sản phẩm du lịch

Phấn đấu là quốc gia có ngành du lịch phát triển hàng đầu Đông Nam Á

Mục tiêu cơ cấu lại ngành du lịch nhằm khai thác tối đa lợi thế về sản phẩm, thị trường, các nguồn lực, hệ thống quản lý ngành, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc; phấn đấu là quốc gia trong nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Đề án phấn đấu đến năm 2025 tổng thu từ khách du lịch đạt 45 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 27 tỷ USD, ngành du lịch đóng góp trên 10% GDP; tạo ra 6 triệu việc làm, trong đó có 2 triệu việc làm trực tiếp; nâng dần tỷ lệ lao động trực tiếp phục vụ du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ và kỹ năng đạt 70%; đón và phục vụ 30 - 32 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trên 130 triệu lượt khách du lịch nội địa.

Hệ thống sản phẩm du lịch hình thành rõ nét, đặc sắc, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và có thương hiệu, nhất là tại các khu vực động lực phát triển du lịch; năng lực đón tiếp tại các khu, điểm du lịch được nâng cao, đặc biệt trong các khu du lịch phức hợp quy mô lớn; du lịch thông minh được áp dụng rộng rãi; từng bước cải thiện năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Phát triển các sản phẩm du lịch mới

Để đạt được những mục tiêu trên, trong thời gian tới, ngành du lịch sẽ tập trung khai thác các thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao, nghỉ dưỡng dài ngày; đẩy mạnh thu hút phân khúc thị trường khách du lịch theo một số loại hình du lịch chuyên đề mà Việt Nam có lợi thế như du lịch cộng đồng, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch sự kiện, hội nghị, hội thảo (MICE), du lịch golf, du lịch ẩm thực; ưu tiên phát triển những sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao và tăng cường trải nghiệm của khách du lịch; tiếp tục phát triển mạnh các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo có lợi thế về tự nhiên và văn hóa, gắn với các khu vực động lực phát triển của du lịch Việt Nam; phát triển các sản phẩm du lịch mới, có tiềm năng như các sản phẩm du lịch sáng tạo, du lịch chuyên đề, du lịch mua sắm, du lịch cộng đồng.

Cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp du lịch quy mô lớn, có thương hiệu trong và ngoài nước phát triển thành lực lượng nòng cốt, giữ vai trò định hướng phát triển sản phẩm, thị trường du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch cao cấp, có giá trị cao; tập trung phát triển số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, tăng cường tính kết nối trong chuỗi giá trị du lịch; thúc đẩy phát triển các mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ thông tin, du lịch thông minh, du lịch sáng tạo, du lịch cộng đồng; xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, hệ thống doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chuyên nghiệp, hiện đại, có năng lực cạnh tranh cao đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế...

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ cấu giống ngắn ngày và gieo cấy lúa kịp thời vụ

Trong điều kiện diễn biến thời tiết phức tạp, đồng ruộng bị ngập kéo dài, ngành nông nghiệp cùng các địa phương phải tính toán, cơ cấu giống lúa phù hợp nhằm đảm bảo gieo cấy kịp thời vụ, thu hoạch kịp thời vụ.

Cơ cấu giống ngắn ngày và gieo cấy lúa kịp thời vụ
Đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững

Ngày 15/8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến các văn bản mới nhằm đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch Việt Nam hiệu quả, bền vững. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch được UBND tỉnh ủy quyền chủ trì hội nghị.

Đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững
Kết nối Huế - Hàn Quốc qua các chuyến bay thẳng

Cùng với việc khởi hành chuyến bay thẳng từ Huế đến Hàn Quốc, ngày 1/8, Sở Du lịch phối hợp với Công ty CP hàng không Vietjet, Công ty TNHH SMC Huế (Hàn Quốc), Cảng hàng không Quốc tế (HKQT) Phú Bài; Hiệp hội Du lịch và các đơn vị liên quan chào đón chuyến bay thẳng đầu tiên kết nối Thừa Thiên Huế với thành phố Seoul (Hàn Quốc). Đây cũng là chuyến bay đầu tiên từ sân bay quốc tế Incheon (Hàn Quốc) đến với nhà ga mới Cảng HKQT Phú Bài.

Kết nối Huế - Hàn Quốc qua các chuyến bay thẳng

TIN MỚI

Return to top