ClockThứ Tư, 25/08/2021 06:10

Có “kịch bản” tổng thể khi khởi nghiệp du lịch hậu COVID-19

TTH - Dịch bệnh cho thấy, để khởi nghiệp tốt trong lĩnh vực du lịch trong thời gian đến cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và phương án tổng thể hơn.

Đoàn famtrip “Miền Trung đón bạn” khảo sát các tuyến điểm cộng đồng ở HuếUNWTO: 1/3 điểm đến du lịch vẫn hoàn toàn đóng cửa với du khách quốc tếTrải nghiệm tour ngắm hoàng hôn trên phá Tam Giang

Nhiều ý tưởng khởi nghiệp hay, tour tuyến hấp dẫn mới, nhưng do dịch nên không thể tổ chức (Tour mặc cổ phục tham quan Huế bằng xe điện)

Kịch bản cao hơn

Du lịch luôn là lĩnh vực được đánh giá có tiềm năng để khởi nghiệp, bởi nguồn khách đa dạng, đời sống càng phát triển, nhu cầu du lịch càng cao hơn. Dù thế, ở Huế thời gian qua, kể cả thời điểm trước khi dịch bệnh xảy ra, môi trường khởi nghiệp chưa thật sự sôi động. Nay dịch bệnh xảy ra, càng khiến các start-up (khởi nghiệp) thêm phần khó khăn, bởi sự hạn chế về thị trường, các dịch vụ. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp phải đóng cửa, thậm chí phá sản dẫn đến niềm tin và tinh thần khởi nghiệp cũng bị lung lay đi phần nào.

Theo các chuyên gia, dù khó khăn gấp bội là thế, khởi nghiệp cũng diễn ra và sẽ mạnh mẽ hơn thời kỳ hậu COVID-19. Dịch bệnh kéo theo nhiều thách thức, hoạt động du lịch phát sinh những yêu cầu, giá trị mới. Khách hàng thay đổi thói quen du lịch, sản phẩm dịch vụ sẽ phải theo hướng an toàn, gắn với thiên nhiên, văn hóa bản địa và du lịch thông minh, tiện lợi. Do đó, các start-up cần có tầm nhìn dài hạn, áp dụng các giải pháp công nghệ và đổi mới sáng tạo để nắm bắt “cơ hội vàng”.

Tại hội nghị phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong trạng thái bình thường mới được tổ chức vào cuối tháng 3/2021, ông Lý Đình Quân, Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Khởi nghiệp Sông Hàn cho rằng, hiện nhiều start-up công nghệ đã có giải pháp du lịch thông minh, nhưng hạn chế về thị trường và khả năng thu hút các nguồn lực để phát triển; các dự án ẩm thực sở hữu nhiều giá trị văn hóa và tri thức, nhưng chưa thể thương mại hóa sản phẩm; các doanh nghiệp phát triển điểm đến du lịch tại địa phương, dù có các sản phẩm trải nghiệm, nhưng thiếu mô hình kinh doanh sáng tạo, thiếu năng lực vận hành và phát triển thị trường… Những start-up mới cần nghiên cứu kỹ những hạn chế, tồn tại đó để khởi nghiệp tốt hơn hậu COVID-19.

Du lịch là lĩnh vực nhìn bên ngoài thấy dễ, nhưng không dễ để khởi nghiệp

Cần thêm nhiều trợ lực

Thời gian qua, dù bị tác động nghiêm trọng bởi dịch bệnh, song nhiều địa phương, nhất là ở những thành phố lớn, các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp vẫn diễn ra thường xuyên. Thậm chí, có những chương trình ở khu vực miền Nam kết nối trực tuyến với doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch ở Huế để chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp, nhưng ở Huế các hoạt động gần như không diễn ra. Các start-up trẻ càng ít có cơ hội để trang bị kiến thức, hành trang cho một giai đoạn khởi nghiệp được dự báo nhiều cơ hội lẫn thách thức so với trước.

Ông Lê Ngọc Sanh, Chánh Văn phòng Sở Du lịch nhìn nhận, so với các lĩnh vực khác, phong trào khởi nghiệp ở lĩnh vực du lịch nhìn thì dễ, nhưng thường lại khó hơn vì đòi hỏi khá nhiều vốn và ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên buộc phải đáp ứng đầy đủ các quy định. Tuy nhiên, trợ lực từ phía Nhà nước cho khởi nghiệp du lịch còn hạn chế, ngay cả một cuộc thi về khởi nghiệp du lịch cũng chưa được tổ chức lần nào.

Ông Nguyễn Đình Thuận, Giám đốc Công ty CP Du lịch Đại Bàng đặt vấn đề, lâu nay việc khởi nghiệp, đầu tư du lịch vẫn gặp rào cản nhất định. Thứ nhất xuất phát từ nhận thức về khởi nghiệp ở Huế, doanh nghiệp trẻ gặp rất nhiều trở lực về các thủ tục đầu tư, mà để giải quyết không phải dễ dàng. Thứ hai là quan điểm, triết lý về thu hút đầu tư. Bên cạnh thu hút những nhà đầu tư lớn là điều hiển nhiên, thì cũng cần những đầu tư nhỏ, có hiệu quả tức thời để tạo ra môi trường du lịch năng động hơn cho Huế. Như xu hướng gần đây là các điểm “check -in”, các start-up đủ điều kiện để làm nhưng chưa được tạo điều kiện tối đa. Do đó, bên cạnh có cơ chế cho nhà đầu tư lớn, cũng cần thêm trợ lực cho những người khởi nghiệp mới.

Những nghiên cứu mới đây đều chỉ ra rằng, nhu cầu đi du lịch có nhiều thay đổi, hình thái, hình thức cũng thay đổi, dựa nhiều vào công nghệ. Do đó, những hình thức, triết lý khởi nghiệp mang tính truyền thống sẽ không còn phù hợp, phải đổi mới sáng tạo nhiều hơn. Các start-up trẻ đang rất cần những lớp tập huấn, những chia sẻ, định hướng của giới chuyên gia, quản lý ngành dựa trên những phân tích đánh giá thực tiễn. Quan trọng hơn, những hỗ trợ về cơ chế, tài chính để giúp quá trình khởi nghiệp thuận lợi hơn.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Du lịch không thể phát triển một mình

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định: “Du lịch không thể phát triển một mình”. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và để phát triển được du lịch phải có sự đồng hành của nhiều ngành, nhiều người.

Du lịch không thể phát triển một mình
Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang

Viết tiếp ước mơ thuở nhỏ khi chọn trở về quê hương nuôi thỏ, chuột lang nhà, với Nguyễn Duy Lanh, chàng trai Hương Xuân (Hương Trà), tuy gian nan, khó khăn song những thành quả thu được lại vô cùng quý giá.

Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang
Return to top