ClockThứ Sáu, 29/01/2021 15:52

Công bố mức độ an toàn tại các cơ sở kinh doanh, điểm đến du lịch

TTH.VN - Trước những diễn biến mới, phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Sở Du lịch phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng công cụ bản đồ du lịch Huế an toàn (Hue Blue Map) nhằm thống kê các cơ sở lưu trú, dịch vụ, điểm tham quan... an toàn trong phòng chống dịch.

Xây dựng nhãn hiệu "Du lịch A Lưới" và nhãn hiệu tập thể "Đệm bàng Phò Trạch"Khát vọng phát triển của đất nước, dân tộcNew Zealand có thể đóng cửa biên giới cho đến hết năm 2021Dành phần lớn thời gian thảo luận các văn kiện Đại hộiFarmstay: Mô hình du lịch cần được khai thácỞ nhà đón tếtChủ động gỡ khó, tạo “sân chơi” cho doanh nghiệp phát triển

Bản đồ du lịch tích hợp các cơ sở, điểm đến an toàn

Tính đến ngày 29/1, đã có 100 cơ sở lưu trú, kinh doanh dịch vụ du lịch, thương mại, điểm đến được xác định an toàn và công bố trên bản đồ du lịch an toàn. Trong đó, 70 khách sạn, cơ sở nghỉ dưỡng (58 cơ sở được xác định mức độ an toàn cao và 12 mức an toàn); 8 điểm đến thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế được xác định mức an toàn cao, gồm Đại Nội, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Khải Định, lăng Tự Đức, cung An Định, Điện Huệ Nam, Bảo tàng Cổ vật Cung Đình Huế; 22 cơ sở thương mại, kinh doanh dịch vụ du lịch, các chợ, siêu thị (6 cơ sở được xác định mức an toàn cao và 16 cơ sở mức an toàn).

Các cơ sở, điểm đến được đưa lên hệ thống bản đồ an toàn trước đó đã được khảo sát, đánh giá theo Bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch COVID-19 do UBND tỉnh ban hành. Việc công bố rộng rãi trên bản đồ giúp người dân địa phương và du khách an tâm khi sử dụng dịch vụ và đến lưu trú, cơ sở mua sắm.

Theo bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch bệnh, đối với các cơ sở lưu trú phải đảm bảo được quản lý an toàn, thông tin sức khỏe, tình trạng khai báo y tế của khách, cơ sở phục vụ khách an toàn, điều kiện làm việc của nhân viên an toàn. Đối với các điểm du lịch, dịch vụ du lịch phải đảm bảo phòng chống dịch vụ an toàn, đón khách an toàn; điều kiện làm việc an toàn, tổ chức phục vụ khách an toàn và có phương án xử lý tình huống an toàn.

Tất cả các cơ sở, điểm đến đều được chia thành 4 mức độ: An toàn mức 1 (80 - 100 điểm), an toàn mức 2 (65 đến dưới 80 điểm), an toàn mức 3 (từ 50 đến dưới 65 điểm), không an toàn (dưới 50 điểm).

Để được công bố rộng rãi trên bản đồ du lịch an toàn, đoàn kiểm tra liên ngành phải kiểm tra, đánh giá từng mức độ theo bộ tiêu chí mà UBND tỉnh ban hành

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết, hiện tại, đang có cơ sở lưu trú, điểm du lịch và cơ sở kinh doanh dịch vụ được đưa lên bản đồ. Trong những ngày tới, sở sẽ tiếp tục bổ sung, cập nhật thêm các loại hình dịch vụ khác và các cơ sở đăng ký và được đánh giá đạt tiêu chí an toàn, như các loại hình vận tải, lĩnh vực lữ hành.

“Những cơ sở được xác định an toàn được đánh giá trước đó bằng hình thức kiểm tra liên ngành gồm có ngành du lịch, công an, công thương, y tế và đại diện các địa phương. Trong giai đoạn dịch bệnh tái bùng phát như hiện nay, các cơ sở, điểm đến sẽ được hậu kiểm, đánh giá để phù hợp với tình hình. Trong quá trình hậu kiểm, nếu các cơ sở không đảm bảo các tiêu chí như trước sẽ đưa ra khỏi danh sách an toàn. Bên cạnh đó, sẽ có sự phân cấp quản lý, theo dõi phù hợp giữa các đơn vị. Chẳng hạn như các khách sạn sẽ do Sở Du lịch quản lý, các nhà nghỉ, homestay sẽ do các địa phương quản lý”, ông Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh.

Tin, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Du lịch không thể phát triển một mình

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định: “Du lịch không thể phát triển một mình”. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và để phát triển được du lịch phải có sự đồng hành của nhiều ngành, nhiều người.

Du lịch không thể phát triển một mình

TIN MỚI

Return to top