ClockThứ Bảy, 22/04/2017 08:42

Đại Nội sẵn sàng đón khách về đêm

TTH - Ngày 22/4, Đại Nội bắt đầu mở cửa khoảng 3 giờ mỗi đêm để đón khách tham quan. Thời điểm này, công tác chuẩn bị đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế đảm bảo, sẵn sàng cho ngày chính thức sáng đèn.

Sản phẩm mới của du lịch Cố đôGiới thiệu Đại Nội mở cửa về đêm ở Hà NộiSản phẩm mới cho du lịch HuếGiới thiệu Đại Nội mở cửa về đêm ở Đà Nẵng

Các diễn viên đang tập luyện chuẩn bị cho tiết mục “Bát tiên hiến thọ”

Tích cực chuẩn bị

Mở cửa Đại Nội đón khách tham quan vào ban đêm là kế hoạch được Trung tâm BTDTCĐ Huế ấp ủ từ lâu. Ngay khi được sự cho phép của lãnh đạo tỉnh, đơn vị chủ động chuẩn bị sớm và kỹ lưỡng trên nhiều mặt. Từ cơ sở hạ tầng, bố trí nhân lực, bổ sung hàm lượng văn hóa trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật, đến việc xây dựng chi tiết các phương án đảm bảo an ninh, vệ sinh môi trường. Đón đầu sự kiện này, từ đầu năm 2017, Trung tâm BTDTCĐ Huế phối hợp với ngành du lịch tỉnh giới thiệu rộng rãi trên các đầu mối hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, cũng như kết nối quảng bá ra các địa phương lân cận và những thị trường có khách nội địa lớn, công ty lữ hành du lịch lớn. Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế, trong quá trình chuẩn bị, việc lắp đặt hệ thống dây điện đảm bảo chiếu sáng ban đêm, “sạch sẽ” ban ngày là một yêu cầu vô cùng khó khăn đối với đơn vị phối hợp. Tuy nhiên, đến nay việc thi công hệ thống này cũng đã hoàn tất.

Đại Nội đón khách tham quan về đêm, áp lực công việc không hề nhỏ đối với bất cứ bộ phận công tác nào thuộc Trung tâm BTDTCĐ Huế. Một trong những đơn vị áp lực có nhiều nhất là Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế. Với nhân lực không tăng thêm, nhà hát vừa luyện tập chương trình cho “Đại Nội về đêm", vừa đảm bảo thông suốt các chương trình biểu diễn ban ngày. Khi Đại Nội chính thức mở cửa đón khách đêm, lực lượng của nhà hát phải luân phiên biểu diễn tại 5 điểm diễn xướng trong Hoàng cung, gồm: Ngọ Môn (lễ đổi gác), sân điện Thái Hòa (trình tấu Tiểu nhạc và Cấm vệ quân luyện võ), sân điện Cần Chánh (múa cung đình “Trình tường Tập khánh”, trò chơi cung đình), hai nhà bát giác Tử Cấm thành (Tam tấu và ca Huế), cung Trường Sanh (câu chuyện “Bát Tiên hiến thọ”). Mỗi hoạt động đều diễn 2 suất/đêm, riêng nghi thức đổi gác thì đến 3 suất diễn/đêm.

Để duy trì tốt các chương trình được giao, cả ban đêm lẫn ban ngày, nhà hát phải chia lực lượng thành 2 nhóm cố định, luân phiên biểu diễn mỗi đêm, mỗi nhóm khoảng 80 người. NSND Phan Thị Bạch Hạc, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế, cho biết: "Từ đầu tháng 2/2017, diễn viên được tập trung để luyện tập cho các chương trình biểu diễn. Chúng tôi cố gắng hết sức để các giá trị văn hóa phi vật thể ngày càng bổ sung và thăng hoa cùng những giá trị văn hóa vật thể của Hoàng cung Huế. Mong rằng, những hoạt động này sẽ được du khách đón nhận và đóng góp vào sự thành công chung của chương trình này".

Tiết mục "đinh"

Mới hơn 8 giờ sáng, trên sân cung Trường Sanh (Đại Nội), hơn 30 diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế đang miệt mài tập bài múa “Bát tiên hiến thọ” - một trong những chương trình diễn xướng lần đầu ra mắt khi Đại Nội được mở cửa đón khách tham quan về đêm dưới ánh nắng mặt trời tháng 4. Ngay khi xong buổi tập vào lúc 9 giờ sáng, các diễn viên lại tiếp tục phần việc hằng ngày của mình, trực diễn tại Duyệt Thị Đường, theo lễ đổi gác, hoặc trình tấu Nhã nhạc tại các điểm diễn trong Đại Nội. Cuối ngày, khi nắng chiều bớt quái, đội hình lại tập trung tiếp tục luyện tập.

Đảm bảo không gian đón khách tham quan ban ngày, sân khấu quảng diễn “Bát tiên hiến thọ” không thêm chi tiết mới mà hoàn toàn dựa trên không gian có sẵn của cung Trường Sanh, với vẻ đẹp của non bộ, sân gạch, tường thành, cổng tam quan, lạch Đào Nguyên và hồ Tân Nguyệt. “Về đêm, nghệ thuật của ánh sáng và nghệ thuật của âm nhạc sẽ giúp các nghệ sĩ của nhà hát thăng hoa trong mỗi động tác múa cung đình xưa để dẫn dắt du khách vào câu chuyện và cảm nhận”, NSND Bạch Hạc nói thêm.

ĐỒNG VĂN

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bernard chọn quán cà phê trong Đại Nội để ngồi viết sách

Trong không gian Viện Pháp Huế, số 1 Lê Hồng Phong, nhà văn viễn tưởng nổi tiếng người Pháp Bernard Werber đã có buổi giao lưu, trò chuyện cùng khán giả cố đô và giới thiệu hai tác phẩm tâm đắc của ông: “Bộ Ba Kiến" và "Chiếc hộp Pandora".

Bernard chọn quán cà phê trong Đại Nội để ngồi viết sách
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Chấn chỉnh công tác đón khách du lịch tàu biển

Mỗi đợt tàu du lịch biển cập Cảng Chân Mây, lại xảy ra tình trạng bát nháo khai thác khách du lịch bên ngoài cảng theo kiểu tự phát, không qua đơn vị lữ hành được cấp phép. Đáng nói là dù Sở Du lịch và các ban, ngành, đơn vị nhiều lần tuyên truyền, nhắc nhở, xử lý nhưng cách thức hoạt động của các đối tượng ngày càng tinh vi.

Chấn chỉnh công tác đón khách du lịch tàu biển
Điện Kiến Trung trước ngày mở cửa

Tết Nguyên đán Giáp Thìn này, điện Kiến Trung sẽ chính thức mở cửa đón khách. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế kỳ vọng, cung điện này sẽ là điểm đến thú vị và hấp dẫn du khách khi tham quan khu di sản Hoàng cung Huế.

Điện Kiến Trung trước ngày mở cửa
Return to top