ClockChủ Nhật, 05/03/2017 11:08

Dân dã rau câu

TTH - Ăn để mà thấy yêu thêm rất nhiều quê hương nghèo khó mà ngay cả cọng rau câu, cũng cơ hồ thương lấy con người đã bao đời đón gió bên mênh mông sóng nước…

Có người đi xa đầm phá Tam Giang lâu năm, một ngày xứ lạ chợt nhớ quê nhà qua những vần vè đượm sắc dân gian: “Câu cẩu cầu câu/Đi đâu cũng nhớ/Rau câu quê mình/ Nhớ dáng nhớ hình/Dân mình lặn lội/Đầm phá Tam Giang/Trời nắng chang chang/Vớt rau vớt cỏ…”.

Chỉ cần 5.000 đồng là đã có một đĩa rau câu ngon miệng

Ở đầm phá Tam Giang, rau câu là món ăn thân thuộc. Nghề vớt rau câu cũng đã là nghề truyền thống. Những người làm nghề đánh bắt cá mỗi lúc ra khơi lỉnh kỉnh ngư cụ, còn những người vớt rau câu phần lớn chỉ trông cậy vào đôi bàn tay với tài lặn ngụp giỏi giang của mình. Tết nhất xong chừng tuần trăng, hạ tuần tháng giêng là đã vào mùa lặn vớt rau câu. Sáng sớm, chống thuyền ra phá, cứ thấy điểm nào có làn nước màu đen là dừng thuyền. Rau câu dưới đáy nằm từng mảng dày, chỉ cần tìm vài điểm như vậy là trong ngày đã có “lộc đầm”. Lặn rau câu không khó, mò mẫm trong tầng nước sâu, rau câu khiến tay chân có cảm giác nhám, còn các thứ rong tảo khác thì cảm giác trơn hơn, quen là nhận ra ngay. Rau câu lặn về, cái tươi bán lên các chợ, có công thì đem phơi làm rau câu khô bán được tiền hơn.

Ra chợ mùa này thế nào cũng gặp rau câu bán rất rẻ. Mua về nhặt vài cọng cỏ lẫn, ngâm nước muối chừng hơn một tiếng thì đem xả nhiều nước cho sạch. Xả xong, nấu nồi nước sôi cho rau câu vào chần qua, đừng để quá chín sẽ mất cái giòn ngon của nó. Chần xong vớt ra, đã thấy rau câu chuyển từ màu vàng xỉn chuyển qua màu xanh bắt mắt. Dùng tay vắt thật khô thành các vắt tròn, tới lúc kiệt nước thì gỡ tơi ra. Để có đĩa rau câu ngon nên trộn thêm giá đậu xanh, rau thơm, rau ngò, xà lách xé nhỏ, ai ăn được lá diếp cá thì cho thêm vài cọng vào cho đậm hương. Chỉ cần mua chừng 2.000 đồng rau câu, thêm 3.000 đồng rau sống là đã có đĩa rau câu ngon cho bốn người ăn.

Rau câu chỉ ăn ngon với nước chấm tôm kho đánh: tôm lột vỏ giã nhỏ, ướp tiêu, hành, nước mắm; mỡ heo còn da xắt nhỏ để sẵn. Tỏi đập dập phi cho thơm rồi thả một ít ớt bột vào đảo đều, nhớ đừng để ớt cháy, tiếp đó cho mỡ heo vào xào, chờ chín thì cho tôm đã ướp vào xào tiếp. Đến khi tôm chín thì cho nước ruốc (đánh ruốc trong chén nước lạnh khuấy đều, gạn lấy nước trong) đợi sôi trở lại thì tắt bếp. Lấy chén giã ớt trái và tỏi nếu thích ăn cay, rồi múc nước ruốc vừa nấu xong ra.

Bày rau câu trộn rau sống các thứ ra đĩa, cho thêm vài trái ớt đỏ lên trên là sẽ thấy một đĩa rau đủ màu xanh, trắng, đỏ ngon lành cùng chén nước chấm tôm kho đánh bên cạnh, cũng mỡ màng trắng vàng đỏ ngon mắt. Bấy giờ dùng đũa gắp một gắp rau, chấm vào chén nước chấm rồi lấy chén hứng đưa lên miệng. Vị giòn bùi thoảng hương bùn đất của rau câu, giòn cứng của giá, mùi thơm của rau thơm, rau ngò, diếp cá; bấy nhiêu thứ hòa vào nhau cùng với cái béo của mỡ, dai của da, cay của ớt, tỏi… Nhai càng kỹ càng có cảm giác mình đang đi vào ngọn nguồn lạch nước đầm phá. Như thể ngàn năm vạn năm, trời đất này đã bày sẵn món ngon và mình chỉ việc hưởng cái thú dân dã ấy. Ăn để mà thấy yêu thêm rất nhiều quê hương nghèo khó mà ngay cả cọng rau câu, cũng cơ hồ thương lấy con người đã bao đời đón gió bên mênh mông sóng nước…

THANH NGỌC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dâng hương kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng quê hương

Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024), chiều 25/3 tại nghĩa trang liệt sĩ huyện, Huyện ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN huyện Phú Vang đã tổ chức đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.

Dâng hương kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng quê hương
Nguyễn Thanh Hiếu - Người anh hùng thầm lặng - Bài 2: Để lại quê hương dáng hình “tạc vào thế kỷ”

Nguyễn Thanh Hiếu, sinh năm 1938, quê ở vùng ven biển Cảnh Dương thuộc thôn Bình An, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, thoát ly năm 1960. Trước khi lên chiến khu, ông mang tên: Nguyễn Văn Chiến. Giải thích lý do ông Nguyễn Thanh Hiếu xâu lỗ tai, ông Nguyễn Thanh Thảo cho biết, cha mẹ tôi sinh 6 người con. Do 4 người con đầu toàn gái, sợ khó nuôi nên khi sinh anh Chiến (tức Hiếu), mạ tôi cho bấm lỗ tai.

Nguyễn Thanh Hiếu - Người anh hùng thầm lặng - Bài 2 Để lại quê hương dáng hình “tạc vào thế kỷ”
Động lực góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhiều năm qua, Đảng ủy xã Quảng Thái (huyện Quảng Điền) có nhiều cách làm hay, sáng tạo, nhất là công tác huy động sức dân tham gia hưởng ứng các phong trào, hoạt động ở địa phương. Qua đó, phát huy được sức mạnh đoàn kết, tạo sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, xuất hiện nhiều điển hình trên các lĩnh vực.

Động lực góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp
Tà áo bay trên quê hương yêu thương

Áo dài cổ phục, áo dài truyền thống, áo dài nữ, áo dài nam, áo dài cách tân, áo dài người lớn, áo dài trẻ em… Áo dài với rất nhiều mảng hình sống động… thật là một bức tranh nhiều màu, nhiều niềm vui, nhiều ý tưởng sáng tạo bất ngờ dành cho áo dài Huế. Bỗng nhận ra, từ cái cổ xưa, cái truyền thống, có những sáng tạo góp phần làm tôn vinh vẻ đẹp của di sản - di sản áo dài, và cũng là một thành công của Tuần lễ Áo dài Huế.

Tà áo bay trên quê hương yêu thương
Phát huy truyền thống, góp sức trẻ xây dựng quê hương

Kế thừa và phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế với niềm tin, trí tuệ, sức trẻ và nhiệt huyết luôn nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng vì sự nghiệp cách mạng, tích cực đóng góp sức trẻ trong xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Phát huy truyền thống, góp sức trẻ xây dựng quê hương
Return to top