ClockThứ Hai, 08/07/2013 21:31

Đeo bám

TTH - Cho đến bây giờ, việc khách du lịch bị đeo bám, nhũng nhiễu khi đến Huế vẫn còn là điều được đề cập đến nhiều lần. Nó được nhắc đến trong những câu chuyện trà dư có, trên các phương tiện truyền thông cũng có và tất nhiên là được đề cập đến rất nhiều lần trong các cuộc họp, hội nghị liên quan đến văn hoá du lịch... Nói thế để thấy rằng, chuyện đeo bám vẫn chưa được bóc gỡ một cách rốt ráo, quyết liệt.
 
Thuộc về vấn đề của xã hội và dù không chỉ là chuyện riêng của Huế nhưng rõ ràng là ở khía cạnh nào đó, điều này không chỉ phản ánh mức sống mà còn về nhận thức văn hoá của một bộ phận người dân. Dù ở hình thức hay mức độ nào của đeo bám, chẳng hạn như đeo bám để tranh giành khách; đeo bám để chèo kéo du khách mua quà hay các sản phẩm lưu niệm bình dân, để trông mong vào sự rủ lòng thương vào nghèo khó... thì điều đó vẫn gây một ảnh hưởng không tích cực về một điểm đến. Thậm chí, nhiều du khách còn cảm thấy mệt mỏi và bị làm phiền trong hành trình trải nghiệm của họ. Mới đây nhất, khi làm việc với đoàn giám sát của HĐND tỉnh, bên cạnh việc chỉ ra một số địa điểm nổi cộm của hiện trạng này như ở bến xe lăng Minh Mạng, một vài điểm quanh lăng Tự Đức, Khải Định, khu vực Cửa Ngăn, xung quanh tượng Quan Thế Âm và bến thuyền Toà Khâm, Phó Chánh tra của Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch còn cho biết thêm rằng, đã xuất hiện tình trạng một số hướng dẫn viên du lịch tìm mọi cách tiếp cận với khách du lịch ở các nhà hàng, quán bar...Ngành cũng đang rất quan tâm để chấn chỉnh điều này, song điều cần hơn là vai trò của các cơ quan chức năng trên địa bàn mỗi phường, xã có di tích và có khách du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch.
 
Xử lý, chấn chỉnh và lập lại trật tự ở lĩnh vực này là việc đã được đề ra từ nhiều năm, với sự tham gia của nhiều cơ quan liên ngành. Song cũng từ hoạt động của các cơ quan liên ngành ở lĩnh vực này có thể nhận thấy, chúng ta có nhiều sự quản lý, phối hợp, nhưng dường như cơ quan nào cũng thiếu phần trách nhiệm cụ thể, mỗi quan tâm xử lý cụ thể nên tình trạng nhũng nhiễu du khách chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ mức độ này sang mức độ khác... Và nếu không có sự rà soát lại hoạt động liên ngành với sự đưa vào phân công cụ thể, trách nhiệm cụ thể và chế tài cụ thể, vấn đề này sẽ còn khó cải thiện dứt điểm.
 
Một điều quan trọng khác là làm thế nào gỡ bỏ được trong nhận thức của một bộ phận người dân về xem việc đeo bám, tranh giành khách là nghề kiếm sống, trả sự yên lành và thanh sạch cho môi trường văn hoá – du lịch. Điều này lại cần đến những hành động cụ thể, đồng bộ và cả kiên quyết trên nhiều khía cạnh khác nữa...
Hạnh Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếc cho một điểm dừng chân thơ mộng

Trong khi vườn hoa hướng dương toả sắc vàng nằm ở khu đất cạnh lòng hồ Khe Ngang thuộc thôn Chầm (phường Hương Hồ, TX. Hương Trà) được người dân, du khách đến tham quan trầm trồ khen ngợi thì chủ nhân của nó lại ngậm ngùi vì vườn hoa sẽ bị tháo dỡ trong nay mai.

Tiếc cho một điểm dừng chân thơ mộng
Suối Tiên – không gian nguyên sơ hấp dẫn du khách

Suối Tiên – một trong những không gian du lịch còn khá hoang sơ nằm sâu trong lòng hồ Thủy Yên thuộc xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc không chỉ có cảnh sắc thơ mộng, sự bình yên vốn có của núi rừng thời gian gần đây trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách gần xa.

Suối Tiên – không gian nguyên sơ hấp dẫn du khách
Du lịch Thủy Yên: Trải nghiệm lòng hồ và suối thác hoang sơ

Không chỉ là công trình thủy lợi phục vụ cấp nước tưới cho hàng ngàn hecta lúa và hoa màu, hồ Thủy Yên nằm trên địa bàn xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc giờ đây nổi tiếng là điểm đến du lịch. Từ dưới chân hồ, những chiếc thuyền du lịch đón khách ngắm cảnh giữa lòng hồ, ngược theo dòng nước đi sâu vào những suối thác với vẻ đẹp thơ mộng hoang sơ.

Du lịch Thủy Yên Trải nghiệm lòng hồ và suối thác hoang sơ
A nor hút khách gần, xa

Từ một địa điểm hoang sơ, thác A nor (xã Hồng Kim, huyện A Lưới) trở thành điểm đến hấp dẫn khi du khách ghé thăm miền sơn cước này. Mô hình du lịch cộng đồng tại đây đã tạo ra sinh kế cho người dân.

A nor hút khách gần, xa
Tây Nguyên mùa nắng nhẹ

Cuối tháng mười, tôi bắt gặp những hình ảnh xưa cũ ở những đô thị Tây Nguyên vừa như đang ngái ngủ vừa như đang cựa mình. Những hình ảnh thấp thoáng sau vạt nắng nhẹ sắp sửa mùa khô vốn chỉ đủ sưởi ấm một nửa tán lá cây. Nửa còn lại đương ủ sương chưa vội tan đi.

Tây Nguyên mùa nắng nhẹ
Return to top