ClockChủ Nhật, 21/10/2018 13:00

Đẹp và bắt mắt, hàng lưu niệm - đặc sản sẽ hút khách

TTH - Đánh giá từ du khách và các doanh nghiệp, quà lưu niệm của Huế không phải thiếu, nhưng chưa đầu tư nhiều cho khâu bao bì, nhãn mác và đóng gói khiến khách khó chọn lựa.

Phát triển sản phẩm thủy sản đặc thùGiải pháp phát triển thương hiệu đặc sản

Thiếu đầu tư về hình thức, hàng lưu niệm, đặc sản Huế khiến du khách khó lựa chọn

Thích nhưng khó mua

Anh bạn ở Tây Nguyên ra Huế chơi vào mùa sen năm nay. Anh muốn mua một ít về làm quà cho người thân. Tất nhiên, đã ra Huế thì phải mua được sen Tịnh Tâm mới ngon, vậy là anh bạn cùng tôi đi mua. Sen Tịnh Tâm năm nay mất mùa, vậy mà dọc tuyến đường Đinh Tiên Hoàng, đoạn qua hồ Tịnh Tâm, bán rất nhiều. Những người bán nơi đây quảng cáo như “đinh” là sen Tịnh 100%. Không rõ xuất xứ nên anh bạn chỉ mua một ít. Sau đó, quyết định vào một trung tâm mua sắm đặc sản Huế mới mở ở phường Vỹ Dạ, ở đây, có bán sen Tịnh Tâm.

Nhưng rồi anh lại quyết định không mua, bởi thấy bao bì rất đơn giản, chỉ đựng trong túi ni lông, trong đó có tờ giấy ghi sen Tịnh Tâm, còn địa chỉ sản xuất, thời gian sử dụng… hoàn toàn không có. Anh bạn cho rằng, từng đi Hà Nội, Hải Dương, những đặc sản nơi đây như các loại mứt, bánh đậu xanh được đóng gói rất bắt mắt, có mã vạch để truy xuất, nên rất dễ mua về làm quà. Còn sen Huế không có nhãn mác, nếu người lạ đến Huế sẽ cân nhắc khi mua.

Từ câu chuyện sen Huế để nhìn lại, các mặt hàng đặc sản nổi tiếng ở Huế có thương hiệu, chất lượng, nhưng ít được đầu tư về mặt hình thức bên ngoài, như các loại mắm, ngay cả mè xửng rất nổi tiếng, bao bì nhãn mác cũng khá “đơn giản”. Các doanh nghiệp du lịch cho rằng, tâm lý của khách du lịch, cái quyết định để họ mua là sản phẩm có mẫu mã đẹp, nhãn mác đầy đủ, gọn gàng để dễ vận chuyển, sau đó mới tính đến khâu chất lượng sản phẩm ở bên trong. Nhiều đặc sản của Huế rất ngon, nổi tiếng nhưng do yếu vì khâu hình thức nên giá thấp và yếu trong cạnh tranh.

Những bì hạt sen ghi là sen Tịnh Tâm nhưng chưa đầu tư về bao bì, nhãn mác

Mới đây, đoàn famtrip G7 (các hãng lữ hành lớn ở khu vực phía Nam) đến Huế khảo sát, tại làng đan đát Bao La, các doanh nghiệp này rất “mê” các sản phẩm bởi đẹp, giá thành hợp lý. Nhưng khi muốn mua vài sản phẩm thì không được vì khá cồng kềnh, trở ngại trong khâu vận chuyển. Ông Đỗ Tuấn Anh, Giám đốc Công ty TNHH Du Lịch Vietmark (TP. Hồ Chí Minh) cho hay, làng nghề cần tính thêm phương án thiết kế các khung phù hợp với kích thước với sản phẩm. Khi đó, quá trình vận chuyển sẽ không làm hư hỏng sản phẩm và khách có thể đặt nhiều hơn.

Đại diện HTX đan lát Bao La thông tin, không phải HTX chưa tính đến việc đóng gói, nhưng cái khó là những sản phẩm của làng nghề có kích thước khá lớn, nếu thiết kế thêm các khung thì sẽ đội giá thành lên rất cao. Vì thế, gần đây, HTX nghiên cứu thêm những sản phẩm có kích thước nhỏ gọn hơn, thẩm mỹ hơn để giúp khách dễ mang về.

Cần đầu tư về hình thức

Không riêng gì các đặc sản, hàng lưu niệm, tất cả các sản phẩm tiêu dùng, bao bì nhãn mác là “cầu nối” thông tin quan trọng từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. Sự khác biệt trên bao bì chính là yếu tố giúp “cá biệt hóa” sản phẩm. Theo một nghiên cứu dựa trên thị hiếu, khách hàng thường quan tâm đến các yếu tố nhãn hiệu, thành phần, công dụng, nhà sản xuất, hạn sử dụng… trước khi quyết định mua một sản phẩm. Ngoài ra, thông tin hướng dẫn khác thể hiện trên bao bì, như hướng dẫn lắp đặt, vận chuyển, điều kiện phòng ngừa cũng rất được quan tâm.

Trở lại với sen Tịnh Tâm, lý do mà các sản phẩm chưa được đầu tư về nhãn mác là lâu nay sen Tịnh Tâm chưa có một cá nhân hay tập thể xây dựng thương hiệu và tiến đến bảo hộ cho sản phẩm. Để sen Tịnh Tâm thật sự được đưa lên “kệ”, cần có doanh nghiệp đầu tư, hướng đến bảo hộ cho sản phẩm.

Nghệ nhân Thân Văn Huy chia sẻ, gia đình có ý tưởng và đã đề xuất đến các cơ quan chức năng để làm tăng tính đa dạng cho hoa giấy Thanh Tiên trong việc làm quà lưu niệm. Cụ thể, thiết kế thêm hộp để hoa sen, có đèn, âm nhạc phù hợp với thị hiếu. Khi khách mua, lên dây cót hoặc bỏ pin sẽ hoạt động, hoa sen sẽ xoay. Nếu làm được, sản phẩm sẽ tiêu thụ rất mạnh, bởi phù hợp để làm lưu niệm, nhu cầu của khách cũng lớn. Nhưng tiếc là ở Huế chưa có “công nghệ” để làm.

Ông Nguyễn Thanh, Giám đốc Sở Công thương cho biết, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ thiết kế hình thức cho sản phẩm, bao bì, nhãn mác và mua một số máy móc để thực hiện. Cả hai bên cùng thực hiện, doanh nghiệp có quyền thuê đơn vị tư vấn có khả năng giúp doanh nghiệp thiết kế bao bì nhãn mác. Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần, còn lại doanh nghiệp bỏ thêm kinh phí.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đặc sản thịt bò vàng A Lưới ra chợ

Giờ đây, ra chợ thị trấn A Lưới, du khách có thể mua được thịt bò vàng tươi với nhãn hiệu được in rõ tại gian hàng. Sắp tới, một gian hàng đặc sản tương tự cũng sẽ có mặt tại chợ phiên theo chủ trương của lãnh đạo huyện vùng cao này.

Đặc sản thịt bò vàng A Lưới ra chợ
Sản phẩm để hút khách du lịch tàu biển

Trong hành trình mở rộng và thu hút khách quốc tế từ đường tàu biển, sản phẩm du lịch vẫn được xem là yếu tố cốt lõi. Ngành du lịch tỉnh đang nỗ lực hợp tác với các đối tác để nghiên cứu, xây dựng sản phẩm và đưa khách lên TP. Huế du lịch, trải nghiệm.

Sản phẩm để hút khách du lịch tàu biển
Hút khách đến Huế đã khó, giữ được khách còn khó hơn

Những tin vui, hứng khởi dồn dập đến với du lịch Huế những ngày cuối năm 2023 và đầu năm 2024. Đầu tiên là việc Huế vinh dự được Taste Atlas – trang web hướng dẫn du lịch trực tuyến mang tính trải nghiệm về ẩm thực truyền - đánh giá, xếp hạng thứ 28 trong các thành phố có các món ăn ngon trên thế giới (Best Food Cities in the World).

Hút khách đến Huế đã khó, giữ được khách còn khó hơn
Năm mới đón du khách và kỳ vọng du lịch Huế bứt phá

Những du khách đầu tiên đến Huế bước xuống sân bay quốc tế Phú Bài với nụ cười rạng rỡ trước sự chào đón của ngành du lịch tỉnh nhà, báo hiệu nhiều tín hiệu tích cực cho ngành công nghiệp không khói trên đất Cố đô.

Năm mới đón du khách và kỳ vọng du lịch Huế bứt phá
Hút khách du lịch tàu biển đến Huế

Khách đi du lịch bằng tàu biển đang tăng trở lại. Để nắm bắt cơ hội, ngành du lịch và các đơn vị liên quan cần chủ động hơn các phương án để đưa được dòng khách “hạng sang” này từ cảng Chân Mây lên TP. Huế tham quan và tiêu tiền.

Hút khách du lịch tàu biển đến Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top