ClockThứ Năm, 14/11/2013 13:58

Đời vua trước làm sai, đời vua sau sửa chữa

TTH - Tại nhà thờ Tả quân Lê Văn Duyệt ở Phú Mộng, phường Kim Long, (TP Huế). còn một số tài liệu, đặc biệt là chế vua Duy Tân ban cho ngài Lê Văn Duyệt ngày 15 tháng 9 năm Duy Tân thứ 6 (1915) treo ở gian giữa nhà thờ và ba văn bản gồm: Sắc vua Khải Định chuẩn cho cháu của ông Lê Văn Duyệt là ông Lê Văn Dương được tập ấm, tước là Ân kỵ úy, trật Tòng lục phẩm - Ngày 22 tháng 11 năm Khải Định thứ 3 (1918); Binh bộ phụng mệnh cấp bằng Chư quân Cai đội tòng bổn bộ sai phái ngộ khuyết đề bổ cho ông Lê Văn Diễn (Ngày mồng 8 tháng giêng, Tự Đức năm đầu 1848); Binh bộ phụng mệnh cấp bằng Chư quân Cai đội chuẩn tại Thị dưỡng cho ông Lê Văn Diễn (Ngày mồng 10 tháng giêng Tự Đức năm đầu (1848))

Tả quân Lê Văn Duyệt, sinh năm 1764 tại Vàm Trà Lọt, làng Hòa Khánh, tỉnh Tiền Giang, đã theo phò vua Gia Long, lập nhiều công lao được đặt vào hàng tín tướng, cho dự bàn những việc cơ mật đại sự và là một trong những khai quốc công thần của triều Nguyễn. Năm 1813, ông được vua Gia Long giao làm Tổng trấn Gia Định, nhân dân kính trọng, gọi ông là “Ông lớn Thượng”. Các nước lân bang cũng nể sợ, gán cho ông danh xưng “Cọp gấm Đồng Nai”.

Chế vua Duy Tân ban cho ngài Lê Văn Duyệt ngày 15 tháng 9 năm Duy Tân thứ 6 – 1915

Đánh giá về ông, một đại thần triều Nguyễn - danh thần Phan Thanh Giản - một vị quan thanh liêm hết lời ca ngợi đức độ và tấm lòng vì dân của Lê Văn Duyệt: “Gia Định này thật có phúc mới gặp được một Tổng trấn như đại quan… tôi thật mừng”. Là khai quốc công thần, Tả quân Lê Văn Duyệt được vua Gia Long cho hưởng nhiều đặc ân, trong đó có hai đặc ân “nhập triều bất bái” và “tiền trảm hậu tấu”. Nổi tiếng công tư nghiêm minh, quốc pháp bất vị thân, Lê Văn Duyệt kiên quyết giết Huỳnh Công Lý, cha đẻ một quí phi được vua Minh Mạng sủng ái vì ông này phạm tội tham nhũng….

Lê Văn Duyệt mất vào đêm 30/7/1832. Sau sự kiện Lê Văn Khôi (con nuôi của Lê Văn Duyệt) “nổi loạn”. Lê Văn Duyệt, dù chết từ lâu vẫn không tránh được liên lụy, vẫn bị vua Minh Mạng khép trọng tội. Sau này, vua Tự Đức đã trả lại thanh danh cho Tả quân Lê Văn Duyệt và ban sắc cho phép thờ tự. Các đời sau đều ban chế ghi nhận công trạng to lớn của vị khai quốc công thần này. Chế vua Duy Tân ban cho ngài Lê Văn Duyệt trong đó có đoạn:… “Tuy thời vận trắc trở, bỗng gặp trận giáo huấn lôi đình (1), phục đạo lỗi gì? Trọn được vinh ân mưa móc, miếu đình lại nghi ngút khói hương, tước lộc vẫn như sông núi muôn thuở, nên có người kế tự thờ phụng vậy (2). Công lớn còn chép ở sử xanh, chẳng để mai một, ân quốc sủng luôn mãi. Tuy ngày ấy việc có đáng tiếc, nhưng tất cả đều có nguyên nhân (3). Nhưng nhớ lại công phò tá, công ấy bất hủ (4). Bèn ban rộng đặc cách, ân trạch thấm nhuần. Nay (Trẫm) đặc ân, cho phép cải cấp cáo văn, giao cho thờ phụng cốt hiển dương đạo lý vậy. Ngõ hầu (ngươi) tắm gội ân lớn này, thọ nhận phước lớn này. Lời khen vinh quang từng chữ, hầu an ủi anh linh (nhà ngươi)”…

Nội dung chế ngắn gọn, súc tích đã trình bày rõ những nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp của Tả quân Lê Văn Duyệt, một thanh quan, ngay thẳng, bộc trực kiên quyết chống tham quan không thể tránh khỏi sự đố kỵ, ghen ghét và hận thù của một số quan chức tham nhũng không trong sáng trong triều là điều không thể tránh khỏi và là vấn đề mang tính lịch sử.

Chỉ tham khảo qua một tài liệu lịch sử - bản chế trên, chúng ta thấy rõ vấn đề quan trọng mà các bậc đế vương – người đứng đầu một quốc gia đã từng làm là: Đời vua trước làm sai do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đời vua sau thấy sai phải nhất quyết sửa chữa sai lầm, tư tưởng, quan điểm và hành động đó cũng lại là vấn đề mang tính lịch sử mà thế hệ chúng ta đã, đang và sẽ phấn đấu để thực hiện trong xã hội hiện đại công bằng, dân chủ, văn minh.


1: Ý nói sau khi ông qua đời thì con nuôi của ông là Lê Văn Khôi làm phản, nên vua Minh Mệnh rất tức giận, ra lệnh xiềng mồ Lê Văn Duyệt. 2: Sau này vua Tự Đức lên nối ngôi bèn trả lại thanh danh cho Lê Văn Duyệt, ban sắc cho phép thờ phụng ông. 3: Ý nói tuy việc Lê Văn Khôi nổi loạn làm liên lụy đến ông nhưng tất cả sự việc đó đều có nguyên nhân cả. 4: Ý nhắc lại công lao của Lê Văn Duyệt theo phò tá vua Gia Long và lập được rất nhiều đại công.

X.Phượng - Th.Lộc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vài chuyện ở địa danh Phủ Cam

Theo “Phủ Biên Tạp Lục” của Lê Quý Đôn, địa danh Phủ Cam ra đời cùng thời với Phủ Dương Xuân dưới thời các chúa Nguyễn. Cho nên phải gọi là Phủ Cam mới đúng.

Vài chuyện ở địa danh Phủ Cam
Tìm về truyền thống thủy quân ở làng xã vùng Huế

Trong lịch sử vùng Huế, những ngôi làng Việt cổ thường nằm dọc lưu vực sông Ô Lâu, sông Bồ và sông Hương. Từ làng xã “gốc” phát triển về thượng nguồn hoặc hạ lưu, hình thành những làng “ngọn”. Vùng đất Phú Lộc, ngoài lưu vực sông Truồi, còn có dải cồn cát ven biển và đầm phá có vị trí chiến lược, vành đai an ninh quốc phòng đặc biệt quan trọng, để bảo vệ Kinh đô Huế.

Tìm về truyền thống thủy quân ở làng xã vùng Huế
Vài nghi vấn từ bia mộ nhà chí sĩ yêu nước Tăng Bạt Hổ

Trong khuôn viên di tích nhà lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu, ngoài di tích nhà ở, nhà thờ và lăng mộ của cụ Phan, còn có nhiều lăng mộ, bia tưởng niệm… của các chí sĩ yêu nước được đưa vào đặt, an táng ở đây; trong đó, có lăng mộ của nhà chí sĩ yêu nước Tăng Bạt Hổ, một trong những nhân vật được xem là biểu tượng của tinh thần chống Pháp bất khuất cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, ít ai biết vì sao lăng mộ của ông lại được đưa vào an táng trong khuôn viên di tích nhà lưu niệm Phan Bội Châu.

Vài nghi vấn từ bia mộ nhà chí sĩ yêu nước Tăng Bạt Hổ

TIN MỚI

Return to top