ClockChủ Nhật, 07/07/2019 16:51

Du lịch biển vẫn “nghèo” dịch vụ

TTH - Du lịch biển ở Thừa Thiên Huế, chủ yếu tắm biển và thưởng thức ẩm thực, còn các dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao gắn với biển vẫn chưa có.

Khoảng hẫng trong du lịchSơn Chà ảo & Sơn Chà thực.An toàn cho mùa du lịch biển

Cần thêm các trò chơi như bóng đá bãi biển để thu hút khách

Đơn điệu

Việc du lịch biển ở Huế thiếu hẳn các dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao trên biển không chỉ mới được nói đến mà đã nhắc đến nhiều lần gần 5 năm qua. Du lịch biển là loại hình luôn thu hút lượng lớn du khách và người dân địa phương, không chỉ đi biển một lần mà có thể đi liên tục, cho nên việc đa dạng các dịch vụ biển càng được xem trọng

Với 129km bờ biển, sở hữu nhiều bãi biển đẹp, đặc biệt là vịnh đẹp thế giới Lăng Cô, cũng như các tỉnh miền Trung, Huế được đánh giá là địa phương có thế mạnh về du lịch biển. Tuy nhiên, du lịch biển chưa có những dịch vụ mang tính đột phá, nên vẫn đang ở dạng tiềm năng.

Thuận An, bãi biển có điều kiện để phát triển nhiều dịch vụ nhất, bởi khoảng cách gần với TP. Huế và lượng khách ổn định, nhất là cuối tuần, tuy nhiên, bao năm qua, về Thuận An, chỉ có tắm biển và ăn uống.

Ông Nguyễn Văn Giàu, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An (Phú Vang) cho biết, Thuận An vẫn biết du lịch biển đang còn thiếu dịch vụ, nhất là các trò chơi để phục vụ khách tốt hơn, nhưng muốn hình thành không phải dễ. Trước đây, có một doanh nghiệp đưa vào khai thác dịch vụ đi ca nô trên biển. Được thời gian ngắn, phải chấm dứt hoạt động vì không có khách. Đa số khách về biển là người dân trong tỉnh, với 300 nghìn đồng cho 15 phút trải nghiệm chạy ca nô không phải khách nào cũng hào hứng trải nghiệm.

Biển Cảnh Dương (Phú Lộc) khoảng 3 năm qua trở thành điểm du lịch quan trọng của Huế vào dịp hè. Dù có nhiều dịch vụ hơn Thuận An, nhưng vẫn chưa cho du khách cảm thấy “đã”, bởi những dịch vụ như lướt sóng, dù lượn, chạy ca nô… vẫn chưa có. Qua tìm hiểu, có một số doanh nghiệp muốn đầu tư để khai thác các dịch vụ trên, tuy nhiên thủ tục được cho khá phức tạp, phải xin phép nhiều nơi nên doanh nghiệp không đầu tư nữa.

Khách đến Thuận An chỉ tắm biển và ăn uống

Để dịch vụ giải trí, vui chơi ở biển duy trì, dòng khách sử dụng chính được xác định phải là khách du lịch. Tuy nhiên, phía Hội Lữ hành lại cho rằng, không tính những resort, khu nghỉ dưỡng ven biển tổ chức những trò chơi phục vụ khách riêng, còn lại các bãi biển ở Huế chưa đảm bảo chuẩn chất lượng dịch vụ để các lữ hành đưa vào tour khai thác.

Cần thu hút đầu tư

Ông Nguyễn Văn Giàu cho rằng, với Thuận An, nếu khu vực gần bãi biển có các resort, nhà nghỉ, khách sạn để khách lưu trú, khi đó, những dịch vụ được vui chơi đưa vào khai thác mới có nguồn khách sử dụng. Còn nếu chỉ dừng lại phục vụ khách địa phương, khả năng hình thành rồi ngưng hoạt động như một doanh nghiệp trước đây rất dễ xảy ra.

Tuy nhiên, việc có nhiều resort, khu nghỉ dưỡng cũng chưa hẳn sẽ thúc đẩy việc hình thành được nhiều dịch vụ ở các bãi biển. Chẳng hạn như ở Lăng Cô, vẫn có nhiều resort, tuy nhiên các dịch vụ về biển vẫn chưa có sự phát triển mạnh.

Các hãng lữ hành cho hay, khách đến Huế hiện nay chủ yếu đi tour xuyên miền Trung. Nếu đặt lên bàn cân, các nhà làm tour sẽ không để khách sử dụng sản phẩm du lịch biển ở Huế, vì so với Đà Nẵng, Huế sẽ không bằng. Do đó, việc bị động về nguồn khách là nguyên nhân khiến du lịch biển Huế chưa có nhiều dịch vụ.

Ông Trương Thành Minh, Chủ tịch Hội Lữ hành cho rằng, để có nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí trên biển đòi hỏi các dịch vụ này có bài bản, chuẩn chất lượng. Muốn làm được điều này, không có giải pháp nào ngoài thu hút nhà đầu tư chuyên nghiệp. Ngành du lịch và các địa phương cần tổ chức những buổi làm việc với các chuyên gia, nghe những góp ý về du lịch biển, từ đó định hướng phát triển, sẽ kinh doanh những gì, sản phẩm nào cần được khai thác. Sau đó, kêu gọi đầu tư bằng những cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp. Khi có nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ giúp các bãi tắm chủ động về nguồn khách, quảng bá hình ảnh theo đó cũng tốt hơn.

Theo ông Minh, xác định những dịch vụ được khai thác phải hướng đến phục vụ du khách. Ở các bãi tắm nên phân khu vực và chọn các dịch vụ phù hợp. Tính an toàn của các trò chơi cũng cần được tính toán kỹ khi hình thành.

Du lịch biển là thế mạnh của Huế. Cần xác định rằng, du lịch biển cần được đầu tư phát triển hơn để hỗ trợ, tạo đối trọng cho du lịch văn hóa – di sản. Thời gian đến Huế cần tổ chức các hội nghị xúc tiến phát triển du lịch biển, tìm giải pháp phát triển và có những thu hút đầu tư hiệu quả hơn.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm dịch vụ bổ trợ cho du lịch biển

Tuy tiềm năng du lịch biển Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng rất lớn, nhưng hiện vẫn đang chủ yếu được khai thác ở mức độ đơn giản với các hoạt động tắm biển và ăn uống thông thường. Du lịch biển cần thêm các hoạt động, dịch vụ bổ trợ.

Thêm dịch vụ bổ trợ cho du lịch biển
Hình ảnh làm xấu du lịch Huế

Một trong những hình ảnh không đẹp xuất hiện tại thành phố hiện nay là nhiều người vô ý thức biến nơi công cộng thành "nhà vệ sinh công cộng".

Hình ảnh làm xấu du lịch Huế
Người tạo “Avatar” cho làng hương Thủy Xuân

Nếu như “Avatar” là một thủ thuật của marketing để tạo dựng, củng cố hình ảnh cá nhân, nhận diện thương hiệu cho một hay nhóm sản phẩm nào đó, thì “Avatar” của làng hương Thủy Xuân được tạo ra theo một cách hết sức thú vị, ít ai ngờ tới.

Người tạo “Avatar” cho làng hương Thủy Xuân

TIN MỚI

Return to top