ClockThứ Hai, 09/03/2020 08:41

Du lịch biển vắng khách

TTH - Các nhà hàng, dịch vụ tại các bãi biển đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Du lịch Phú Lộc: Những cảm xúc khác biệt

Khách đến tắm và ăn uống tại nhà hàng Sao Biển trong thời điểm này rất ít

Đìu hiu

Thường từ những ngày sau tết, gia đình chị Trịnh Thị Thúy Trâm ở xã Thủy Vân (TX. Hương Thủy) đưa nhau về các bãi biển Thuận An, Phú Thuận để tắm biển và thưởng thức các món ăn hải sản bản địa.

Từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện, diễn biến phức tạp, chị không dám đưa gia đình về biển và những nơi đông người để phòng, tránh dịch bệnh, vì sức khỏe và an toàn tính mạng là hàng đầu.

Suy nghĩ của chị Trâm có lẽ cũng là suy nghĩ của nhiều người dân, du khách nhằm ứng phó với dịch bệnh COVID-19, nên hầu như rất ít người đến các bãi tắm biển trong thời điểm này.

Trái ngược với không khí sôi động, tấp nập như mọi năm, từ những ngày sau tết đến nay, các bãi tắm du lịch ở Thuận An, Phú Thuận rơi vào cảnh đìu hiu. Các nhà hàng lớn, như Phú Thuận, Hải Sơn tại bãi tắm Phú Thuận, nhà hàng Sao Biển tại bãi tắm Thuận An… cũng im lìm, vắng khách.

Mọi năm từ những ngày sau tết nhà hàng hải sản thu nhập bình quân mỗi tháng 60-70 triệu đồng. Từ khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra đến nay, hằng ngày nhà hàng chỉ đón vài nhóm du khách, thậm chí có ngày không có khách nào. “Doanh thu không đủ trả chi phí điện, nước, nhân viên phục vụ; trong khí đó, còn phải gánh nặng tiền thuê mặt bằng, đóng thuế lên đến 450 triệu đồng”, anh Hoàng Phương, chủ nhà hàng Hải Sơn, chia sẻ.

“Sau tết, nhà hàng Sao Biển đầu tư hàng trăm triệu đồng sửa chữa, nâng cấp, thay mới các trang thiết bị như bàn ghế, nhà vệ sinh, phòng tắm… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Chưa kể tiền đóng thuế, thuê mặt bằng của nhà hàng hơn 1 tỷ đồng. Giờ đây nhà hàng vắng khách do dịch bệnh và không biết bao giờ mới ổn định hoạt động kinh doanh nên chắc chắn thua lỗ”, ông Nguyễn Xuân Long, chủ nhà hàng Sao Biển phàn nàn.

Mong miễn giảm thuế, mặt bằng

Trong điều kiện khó khăn như hiện nay, trước mắt các chủ nhà hàng tiết kiệm các khoản chi phí bằng cách tạm thời “cắt hợp đồng” với các nhân viên phục vụ bàn, chế biến ẩm thực. Tại các nhà hàng lớn, như Sao Biển, Hải Sơn, Phú Thuận… thường mỗi ngày có hơn 10 nhân viên, giờ đây chỉ còn 1-2 người phục vụ bàn. Các chủ nhà hàng có lúc phải tự chế biến các món ăn để tiết kiệm chi phí phục vụ.

“Việc “cắt hợp đồng” với nhiều nhân viên là điều “bất đắc dĩ”, tất yếu trong thời điểm hiện tại. Nhà hàng Sao Biển đã làm đơn trình các cấp chính quyền địa phương, cơ quan chức năng được giải quyết miễn, giảm thuế, chi phí thuê mặt bằng. Trong điều kiện khó khăn như hiện nay, tôi đã kiến nghị giảm chi phí thuê mặt bằng, thuế từ 50-70%, nếu được miễn 100% càng tốt. Đây là điều kiện, tạo cơ hội cho các nhà hàng, doanh nghiệp ổn định, tái đầu tư kinh doanh khi hết dịch”, ông Nguyễn Xuân Long chia sẻ.

UBND huyện Phú Vang cũng như chính quyền địa phương ven biển (có bãi tắm) cũng đã tiếp nhận nhiều đơn xin miễn, giảm thuế, chi phí thuê mặt bằng. Ông Trần Thanh Long, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang thông tin, UBND huyện đang xem xét, nghiên cứu các giải pháp, đề nghị cấp trên miễn, giảm thuế, chi phí thuê mặt bằng cho các chủ nhà hàng, các đơn vị tổ chức kinh doanh dịch vụ tại các bãi tắm trên địa bàn. Huyện đã cử đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh tại các bãi tắm, tùy thuộc vào thực tế, hiệu quả kinh doanh sẽ có hướng giải quyết miễn, hoặc giảm, giảm thuế, chi phí thuê mặt bằng trong thẩm quyền.

Tại hội thảo chia sẻ khó khăn, tìm hướng khắc phục, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đang chịu ảnh hưởng của dịch COVID -19 diễn ra cuối tháng 2 vừa qua, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh, ông Dương Tuấn Anh cho rằng, trong đại dịch nguy hiểm này, các DN trong lĩnh vực du lịch, nông lâm nghiệp và thuỷ sản, dệt may… là các nhóm DN thiệt hại nặng. Hội Doanh nghiệp tỉnh kiến nghị, tỉnh cần nghiên cứu các chính sách hỗ trợ DN như miễn, giảm thuế, giảm lãi suất vay ngân hàng, khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ…

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẵn sàng cho mùa du lịch biển

Khởi động mùa du lịch biển và chương trình “Thuận An Biển gọi năm 2024”, tại bãi tắm Thuận An, UBND TP. Huế và phường Thuận An đã và đang hoàn thiện hạ tầng, chỉnh trang khuôn viên bãi tắm cũng như kiện toàn các tổ bảo vệ, cứu hộ… nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và du khách.

Sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Thêm dịch vụ bổ trợ cho du lịch biển

Tuy tiềm năng du lịch biển Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng rất lớn, nhưng hiện vẫn đang chủ yếu được khai thác ở mức độ đơn giản với các hoạt động tắm biển và ăn uống thông thường. Du lịch biển cần thêm các hoạt động, dịch vụ bổ trợ.

Thêm dịch vụ bổ trợ cho du lịch biển
ĐỂ DU LỊCH TÀU BIỂN PHÁT TRIỂN:
Nhiều vướng mắc cần giải quyết

Cũng như đa phần cảng biển đón khách tàu biển tại Việt Nam, vì là cảng tổng hợp vừa làm hàng vừa đón tàu khách nên yếu tố cơ sở hạ tầng cảng Chân Mây chưa thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu đón khách, như thiếu nhà ga hành khách và vị trí đón khách riêng biệt, dùng chung lối đi với tàu hàng. Ngoài ra, một số quy định liên quan đến an ninh khiến việc đưa đón khách du lịch lớn tuổi ra vào cảng gặp trở ngại.

Nhiều vướng mắc cần giải quyết
Sôi động du lịch biển khu vực phía bắc

Thu hút lượng khách tăng gấp 5 - 6 lần năm ngoái, nhiều bãi biển từ xã Hải Dương (TP. Huế) trở ra xã Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền) đang trở nên sôi động. Tiềm năng du lịch biển nơi đây được đánh giá sẽ còn phát triển hơn nhờ những “điểm cộng” làm hài lòng du khách.

Sôi động du lịch biển khu vực phía bắc
Return to top