ClockThứ Năm, 28/11/2019 21:13

Du lịch Huế cần năng động hơn

TTH.VN - Ngày 28/11, Sở Du lịch tổ chức hội nghị chuyên đề nhằm lấy ý kiến xây dựng chương trình phát triển du lịch năm 2020. Tham dự có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa, lãnh đạo các huyện, thị xã, các cơ sở đào tạo và đông đủ các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp đảm bảo an ninh, môi trường du lịch tốt hơnXã hội hóa quảng bá du lịch: “Khoảng cách” giữa Nhà nước & doanh nghiệpKết nối du lịch Huế với các tỉnh Tây NguyênĐoàn famtrip Mỹ đến Huế khảo sát tuyến điểm du lịch

Khách du lịch tham quan di sản Huế

Vẫn còn những mối lo

Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch thông tin, năm 2019, dự kiến tổng lượt khách đến Huế ước đạt 4,8 triệu lượt, tăng 10,8% so cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế ước đạt 2,2 triệu lượt, tăng 12,7% so với cùng kỳ. Khách lưu trú ước đạt 2,2 triệu tăng 5,03%. Doanh thu du lịch năm 2019 ước đạt 4.900 tỷ đồng, tăng khoảng 9,6%, doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 12.250 tỷ đồng.

Có được kết quả đó, theo ông Minh, ngoài các sản phẩm đã khai thác lâu nay, các sự kiện, lễ hội rộng được tổ chức dày đặc, rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh đã tạo ra những tuần, tháng văn hóa, lễ hội phục vụ du lịch, như Festival Nghề truyền thống Huế 2019, Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới, Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào, miền Trung và Tây Nguyên, Lễ hội Phật Đản, ẩm thực chay, Diều, Lân, Hiphop, đua xe đạp… đã làm tăng hiệu ứng tham gia của du khách và cộng đồng, tạo thành những sản phẩm và điểm đến thú vị.

Dù thế, lãnh đạo ngành du lịch thẳng thắn nhìn nhận, du lịch Huế năm 2019 vẫn còn đó những nỗi lo chưa thể khắc phục được. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tại một số điểm du lịch vẫn còn thiếu và chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển. Cụ thể, tiến độ triển khai một số tuyến đường quan trọng kết nối các điểm du lịch về biển, Thủy Biều, Lăng Gia Long… Các dự án đầu tư du lịch phần lớn vẫn đang nằm trên “bàn giấy”. Chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch còn thấp do chưa có chiến lược đầu tư đồng bộ và hiệu quả.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa góp ý kiến phát triển du lịch năm 2020

Bước sang năm 2020, ngành du lịch Huế phấn đấu thu hút 5,0 - 5,2 triệu lượt khách. Theo lãnh đạo Sở Du lịch, để đạt được những con số trên, ngành du lịch sẽ tập trung phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đặc trưng. Triển khai các nhiệm vụ, hoạt động của đề án “Huế - Kinh đô ẩm thực” nhằm hình thành các thiết chế, các điểm đến về ẩm thực phục vụ phát triển du lịch, truyền thông và xúc tiến quảng bá; hình thành các bảo tàng, trung tâm ẩm thực...

“Ngành sẽ tập trung đầu tư, nâng cấp các tuyến phố đi bộ, chợ đêm gắn với các hoạt động vui chơi, giải trí và mua sắm ở trung tâm đô thị Huế và khu vực xung quanh Đại Nội. Khai thác có hiệu quả tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu kết nối với không gian văn hóa nghệ thuật đường Lê Lợi, cầu đi bộ trên sông Hương, cầu Tràng Tiền, cồn Dã Viên… là những trọng tâm trong năm 2020”, ông Lê Hữu Minh cho biết.

Phải năng động hơn

Theo các đại biểu tham gia hội nghị, nhìn chung du lịch Huế đã có những chuyển biến, song thiếu chiều sâu, thiếu năng động. Năng động ở đây là cả những sản phẩm thể hiện sự năng động của Huế và trong cách làm và triển khai các giải pháp.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho hay, để tăng tính năng động và hấp dẫn của du lịch Huế trong năm 2020, ngành du lịch phải có kế hoạch cụ thể cho 3 công việc chính. Thứ nhất là có cách quảng bá hiệu quả, bởi đây là khâu yếu nhất của Huế; thứ hai là với “Kinh đô ẩm thực” phải ưu tiên những cái dễ làm trước, chứ việc xây dựng bách khoa toàn thư về ẩm thực có thể 10 - 20 vẫn chưa làm xong. Do đó, cần tập trung vào xây dựng các điểm, nhà hàng phục vụ khách, nhất là ẩm thực chay và cung đình, vì đây là cái riêng có; thứ ba là cần dồn sức để hình thành thêm dịch vụ và chất lượng du lịch văn hóa – di sản, vì dù gì, đây là cái lõi của du lịch Huế.

Xích lô là dịch vụ yêu thích của du khách khi đến Huế, nhưng cần phải nâng cao chất lượng, cách phục vụ

Đề cập đến việc phát triển du lịch ẩm thực, ông Nguyễn Hữu Bình, Giám đốc Khách sạn Mondial Huế cho rằng, nhiều thị trường khách mới sẽ đến Huế trong tương lai, như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia… ngành du lịch cần có cơ chế chính sách thu hút và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cung ứng các dịch vụ, nhà hàng phù hợp.

Trong khi đó, Bà Dương Thị Công Lý, Giám đốc Công ty CP Du lịch Hà Nội - Chi nhánh Huế có ý kiến, cơ quan quản lý cần thống kê lại các sản phẩm thế mạnh của Huế, liệu còn là thế mạnh không. Ngay cả di sản, văn hóa gần như độc quyền của Huế thì đặt trong bối cảnh chung và nhu cầu của du khách liệu có hấp dẫn. Từ những đánh giá khách quan để có định hướng phát triển cho phù hợp trong tương lai. “Năm 2019, doanh nghiệp lữ hành Huế chỉ khai thác được 3% trong tổng số 4,8 triệu lượt khách, vậy cơ quan quản lý đã có những hỗ trợ gì để giúp lữ hành mạnh hơn hay không, cái này cũng phải chủ động hơn”, bà Lý nhấn mạnh.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh nhìn nhận, hiện nay, chúng ta đang tự đánh giá, nhưng từ phía du khách lại có nhận định ngược lại, họ không thích những cái mà Huế có thế mạnh. Thời gian đến, ngành du lịch cần kết hợp với các cơ quan liên quan khảo sát, tìm hiểu nhu cầu của khách, công ty lữ hành để đưa ra giải pháp khắc phục.

Năm 2020, ngành du lịch đặt mục tiêu lượng khách đến Huế đạt 5 – 5,2 triệu lượt, tăng khoảng 7,5% so với năm 2019; trong đó, khách quốc tế chiếm từ 40% - 45%; khách lưu trú đạt từ 2,3 - 2,4 triệu lượt, tăng khoảng 7% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch dự kiến đạt từ 5.200 - 5.300 tỷ đồng, tăng khoảng 8,5% so với cùng kỳ năm 2019, doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 13 nghìn tỷ đồng.


Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

TIN MỚI

Return to top