ClockChủ Nhật, 06/01/2019 10:47

Du lịch, không phải bảo tồn

TTH - Là một trong số những khách thăm đầu tiên, chúng tôi thật sự ấn tượng với sự dụng tâm của chủ nhân và dịch vụ mà du thuyền mang lại.

Du lịch & năng lực tăng thêmChú trọng quảng bá du lịch ở các thị trường trọng điểm

Sau một thời gian vận hành, thuyền rồng sông Hương đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Từ dáng vẻ cho đến nội thất không tương xứng với sự trang nhã của dòng sông thơm. Đặc biệt là tiếng ồn của động cơ thì vô cùng ngao ngán. Nhiều ý kiến góp ý cho nhược điểm này nhưng các chủ thuyền hầu như không thể đáp ứng do không đủ nguồn lực hoặc không dám đầu tư...

Mấy dịp được sang Malaysia, Singapore, Thái Lan, không phải “cục bộ địa phương”, nhưng quả thật thấy những con sông của họ không thể sánh được với Hương giang xứ Huế. Vậy nhưng họ khai thác rất “ngon ăn”. Sông ở Sin thì chủ yếu chỉ chạy vòng vòng ngắm nhà cao tầng, đèn đóm, rồi thả khách lên bộ vô casino, xong giải tán. Đâu chừng 2-3 tiếng, mỗi khách rút túi trả 40 đô Sin (khoảng 800 ngàn tiền Việt), mà ai cũng hoan hỷ. Sông Chao Praya ở Ayutthaya (Thái Lan) thì có cả một đội thuyền- nhà hàng liên hoàn. Không gian thoáng rộng, tiếng máy nhẹ nhàng. Khách có thể vừa ăn uống, vừa thưởng ngoạn phong cảnh, chuyện trò thoải mái. Quay về với sông Hương, thuyền “màu mè” và ồn quá, khách thuê đi ròng rã cả ngày giá có khi chưa tới 2 triệu bạc. Vậy mà vẫn bị chê. Cải tiến mẫu mã, cải thiện máy móc để khai thác tốt hơn và để sông Hương không bị rẻ hóa là nhu cầu bức thiết được đặt ra từ lâu.

Gần đây, Công ty TNHH đầu tư hạ tầng và du lịch Đông Á đã đầu tư và cho hạ thủy du thuyền đầu tiên mang tên Nam Xuân. Nói đầu tiên là bởi theo doanh nghiệp này, nếu thuận duyên, thêm nhiều du thuyền khác sẽ tiếp tục về Huế để phục vụ du lịch, không chỉ trên sông Hương mà cả trên phá Tam Giang, sông Ngự Hà...

Là một trong số những khách thăm đầu tiên, chúng tôi thật sự ấn tượng với sự dụng tâm của chủ nhân và dịch vụ mà du thuyền mang lại. Con thuyền dài 17m, rộng gần 5m. Khoang chính là một một phòng ăn sang trọng có thể tiếp một lúc 12 khách, có máy lạnh với hệ thống cửa kính trong suốt để khách có thể vừa du thuyền vừa ngắm mưa Huế trên sông Hương; những ngày nắng đẹp thì có thể bung hết cửa để tận hưởng gió sông lồng lộng. Liền kề phía sau là phòng bếp, khu vệ sinh. Sân trước mũi thuyền bài trí một bàn nhỏ lộ thiên để thưởng trà, ngắm trăng về đêm. Nhược điểm lớn nhất là tiếng ồn cũng được Nam Xuân giải quyết khá ổn. Đến mức thuyền vừa chạy, khách vừa có thể thưởng thức âm nhạc thính phòng mà không cần đến hệ thống phóng thanh... Khách thăm hôm ấy có nhiều đồng nghiệp không dễ tính, nhưng ai cũng tỏ ra hào hứng, mong Đông Á thành công, cũng đồng nghĩa mong du lịch sông Hương sống dậy.

 Thế nhưng, mới rồi nhân thấy Nam Xuân, có ý kiến “lo” rằng “Trung Quốc, Hàn Quốc” hóa sông Hương (?!!). Cái gì chứng minh? Không thấy người có ý kiến dẫn chứng. Thiển nghĩ, Nam Xuân không phải là con thuyền làm tính năng bảo tồn, nó làm du lịch. Bảo tồn thì mới yêu cầu nhất nhất phải “nguyên bản”, còn làm du lịch thì chỉ cần hình thức không quá choãi với cảnh quan, an toàn và đáp ứng các nhu cầu của khách là chấp nhận được. Ngay như nhà rường Huế, phát triển đáp ứng đời sống thì có thể thêm sàn nền, máy lạnh, hệ thống vệ sinh khép kín, đưa mỹ thuật vào... những cái đó không làm ngôi nhà rường xấu đi mà làm lộng lẫy, sang trọng, tiện nghi cho ngôi nhà truyền thống. Ấy không phải chúng tôi nói mà là quan điểm của chủ nhân Vườn Ngự Hà, người được mệnh danh là “vua nhà rường” Dương Đình Vinh bày tỏ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông cũng từng thốt lên trên trang FB cá nhân khi thấy ngôi nhà rường Huế ở trời Nam:“Như cô công chúa ngủ trong rừng, các anh hai Nam bộ đã làm cho “nàng” thức giấc bằng nụ hôn Neo-Classique nóng bỏng, khiến Tôn nữ đất thần kinh trở nên đẹp lồng lộng. Miền Nam đã biến kiến trúc Huế bớt khép nép, trầm lắng, bí ẩn, để trở nên cởi mở, tỏa sáng, và trải hết cả ruột gan với mọi người”. Cho nên, cũng không nên quá khắt khe với một con thuyền làm dịch vụ. Nhất là khi biết, doanh nghiệp do lường trước “sự khó tính của Huế” nên đã phải tìm hiểu kỹ, tham khảo ý kiến nhiều nhà chuyên môn, tiếp thu yếu tố thuyền cung đình truyền thống trước khi bỏ cả đống tiền để tạo sản phẩm. Đồng tiền đi liền khúc ruột, hẳn doanh nghiệp không dại làm bừa. “Vừa thấy đã chê”, cứ như vậy bao giờ Huế mới phát triển?!!

DIÊN THỐNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024

Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) vừa dự báo một năm phá vỡ kỷ lục đối với lĩnh vực du lịch và lữ hành trong năm 2024, với mức đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 11,1 nghìn tỷ USD.

Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024
Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã

Ngày 7/4, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp với Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) tổ chức buổi tọa đàm: Sinh viên với hành động vì động vật hoang dã.

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
Return to top