ClockThứ Ba, 29/11/2011 04:22

Giấc mơ “châu về hợp phố”…

TTH - Một trong những khát khao của những người có trách nhiệm, tâm huyết yêu Huế là mong sao cho những cổ vật của Huế lại dần trở về với Huế. Và, trong một vài lần “gặp duyên”, Bảo tàng CVCĐ đã mua được một số hiện vật với giá hời như 3 cuốn sách đồng niên đại Tự Đức, một hộp đựng nữ trang chạm “tam khí”, 1 khẩu thần công và 2 khẩu hỏa lệnh…

Tuy nhiên, theo Giám đốc Bảo tàng CVCĐ - ông Nguyễn Phước Hải Trung cho biết, với số kinh phí được bố trí mỗi năm là 50 triệu đồng cho việc mua cổ vật, trong bối cảnh cổ vật ngày càng hiếm, giới có tiền chơi cổ vật ngày càng nhiều, thì việc “cố gắng đưa về Huế các cổ vật cung đình vốn gắn bó với các công trình kiến trúc cung điện, đền miếu…” có lẽ mãi sẽ vẫn chỉ là… mong muốn. Ngay cả đề nghị rất chính đáng của Bảo tàng CVCĐ Huế với Cục Di sản là xin chuyển cho Huế bớt 1 trong số 87 chiếc kim ấn, ngọc tỷ - vốn là của Huế - mà hiện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đang lưu giữ để trưng bày ngay tại nơi cung vàng điện ngọc một thuở, xem chừng cũng rất khó khăn và không được “hưởng ứng”…

 
Liên quan đến giấc mơ “châu về hợp phố” này, một thông tin được nhiều người quan tâm ấy là chuyện ông Trần Đình Sơn (TĐS), nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật nổi tiếng vốn từ lâu nay đã có ý định xin lại ngôi nhà cổ ở 114 Mai Thúc Loan (số 86 cũ) - ngôi nhà trước đây của danh thần triều Nguyễn Trần Đình Bá, làm quan trải các đời Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, chức đến Hình bộ Thượng thư mà ông TĐS gọi bằng ông nội và được di chúc thừa kế. Ngôi nhà 114 MTL hiện đang hoang phế và ngày càng xuống cấp, còn ông Sơn thì đau đáu ước mong được nhận lại để tu sửa và rồi đưa tất cả những sắc phong, sách vở, cổ vật của gia đình về trưng bày, tái hiện lại ngôi nhà đúng như nó vốn có và sẵn lòng rộng cửa cho bất cứ ai quan tâm, muốn biết, muốn tìm hiểu cảnh vật, nếp nhà của một ông đại thần triều Nguyễn xưa…
 

Những bộ sưu tập của ông Trần Đình Sơn về triển lãm tại Huế luôn gây được sự chú ý với nhiều người

Thông tin liên quan:

>> Bài 1: Thất tán cổ vật - nỗi xót xa có thật

Ước nguyện của TĐS cũng là sự mong chờ của giới nghiên cứu, của những bậc thức giả và những người yêu Huế. Ông Nguyễn Xuân Hoa (nguyên Giám đốc Sở VHTT) cho rằng “đó sẽ là một không gian văn hóa có ích cho Huế”; TS Trần Đức Anh Sơn thì khẳng khái: “với người như TĐS thì không có nhà Huế còn nên cấp nhà để mời về”; NNC Nguyễn Đắc Xuân thì tha thiết mong mỏi lãnh đạo tỉnh “trả lại nhà cho TĐS để Huế có một bảo tàng tư nhân”… Không vì mục đích gì khác, mà tất cả đang nôn nóng cho Huế có thêm một “điểm đến” độc đáo, hấp dẫn; nôn nóng cho cổ vật Huế lại tìm về với Huế. Mà với TĐS, những bộ sưu tập của ông đã khiến cảc giám đốc Bảo tàng CVCĐ Huế phải lắc đầu… “ngao ngán”. Ông Hải Trung đã dẫn một câu nói  tận… bên Tàu để minh họa: “Đời nhà Thanh, Hòa Trung Đường từng nói: Cái gì nhà vua có thì ta có, nhưng cái ta có thì chưa chắc nhà vua đã có. Nay TĐS với bọn tôi cũng vậy. Cái gì bảo tàng có thì TĐS có, nhưng có những món cổ vật mà TĐS có thì quả tình… bọn tôi không có thật”. Vậy nhưng cho đến nay, đáng buồn là ước nguyện của TĐS đưa cổ vật về với mái nhà xưa, với Huế vẫn chưa thành…
 
Hiền An
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Núi Bân & lễ hội Quang Trung tại Huế

Cùng với Hà Nội và Bình Định, Huế tự hào có khu tưởng niệm và lễ hội Quang Trung gắn với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Núi Bân  lễ hội Quang Trung tại Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top