ClockThứ Sáu, 19/05/2017 13:46

Góp thêm tư liệu về bài “Hành trạng cụ Trần Đình Bá qua thư tịch và tư liệu gia đình”

TTH - Nhân đọc bài “Hành trạng cụ Trần Đình Bá qua thư tịch và tư liệu gia đình” của tác giả Nhật Cao đăng trên báo Thừa Thiên Huế, số 6970, ngày 8/5/2017, tôi xin góp phần bàn cùng tác giả về bài báo này, nhằm làm sáng tỏ hơn về hành trạng cụ Trần Đình Bá.

Hành trạng cụ Trần Đình Bá qua thư tịch và tư liệu gia đình

Tờ 15a sách Quốc triều hương khoa lục có ghi tên cụ Trần Đình Bá (tức Bách)

Tác giả Nhật Cao viết: Sách hồi ký Đặng Thai Mai – Nhà xuất bản Tác phẩm mới – 1985 trang 263 cho biết: “Trong lúc làm Tổng đốc An - Tĩnh, cụ Trần Đình Bá  đã bí mật ám trợ cho người hoạt động yêu nước. Ngay khi biết được tin bọn mật thám Pháp đang theo dõi bủa lưới bắt nhóm thanh niên yêu nước tại Trường Quốc Học Vinh, cụ Trần đình Bá đã nhắn người thân tín báo ngay cho họ biết”. Đoạn dẫn này đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu là trích nguyên bản từ nguồn dẫn  là cuốn sách trên. Thế nhưng tra lại sách hồi ký Đặng Thai Mai, Nxb. Tác phẩm mới, 1985 thì ở trang 263, chúng tôi không thấy đoạn nào như vậy cả. Hay tác giả Nhật Cao có sự nhầm lẫn trong dẫn sách (?) Rất mong tác giả cho biết chính xác xuất xứ - trích từ nguồn sách báo nào.

Về hành trạng cụ Trần Đình Bá, bài báo đã viết như sau: “Trần Đình Bá (tức Bách)… sinh năm Đinh Mão (1867), đỗ cử nhân khoa Đinh Dậu (1897). 32 tuổi đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất niên hiệu Thành Thái thứ 10 (1898)”.

Đoạn này có mấy điểm cần được trao đổi thêm cho rõ: Sách Quốc triều hương khoa lục (bản chữ Hán) của Cao Xuân Dục, in năm 1893, quyển 5-6, tờ 15a khắc ghi: “Trần Đình Bá. Học sinh, Tú tài. Thừa Thiên, Phong Điền, Hiền Lương. Tam thập nhất Mậu Tuất Phó bảng. Hiện Nghệ An Tổng đốc” (Trần Đình Bá. Học sinh, Tú tài. Người làng Hiền Lương, huyện Phong Điền, phủ Thừa Thiên. Năm 31 tuổi thi đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất (1898). Hiện làm Tổng đốc Nghệ An).

Nhân đây, chúng tôi cũng xin bổ sung một số tư liệu về hành trạng cụ Trần Đình Bá.

“Đầu thế kỷ XX, Phó bảng Trần Đình Bá người Hiền Lương được bổ giữ chức Bố chánh Hà Tĩnh, Tổng đốc Nghệ An cất công về tận làng rèn nổi tiếng Trung Lương (Đức Thọ, Hà Tĩnh) để tìm hiểu nguồn gốc làng mình, nhưng không tìm được mối liên hệ nào. Võ Xuân Trang trong một bài giới thiệu về quá trình thành lập làng ở Bình Trị Thiên, căn cứ vào sự gần gũi về tên gọi, về nghề nghiệp, đã cố gắng tìm hiểu dữ liệu và đi đến khẳng định: “Làng Trung Lương, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh và làng Hiền Lương ở huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế có quan hệ nguồn gốc với nhau” (1).

Hiền Lương chí lược ghi về tiểu sử cụ Phó bảng Trần Đình Bá khá chi tiết. Cụ đỗ đạt khoa dưới triều Thành Thái, tham gia quan trường, làm đến Tuần vũ Quảng Ngãi, Tổng đốc Nghệ An… Hình bộ thượng thư sung Cơ mật Viện đại thần… Nhưng rất có ân tình với xóm làng. Cụ Bá đã dành số tiền lớn biếu các xóm để mua ruộng làm “tư mãi” cho xóm gây quỹ sinh hoạt hương thôn. Cho đến những năm 70, các xóm ở Hiền Lương vẫn giữ được số ruộng tư mãi do cụ tặng khi đương làm Tổng đốc Nghệ An (2). Cụ Trần Đình Bá đã đóng góp nhiều tiền bạc để trùng tu chùa làng, đúc chuông lớn, mua ruộng cho xóm, gánh đỡ thuế cho dân làng những năm mùa màng thất bát (3).

Được biết, dân làng Hiền Lương ngày nay vẫn truyền tụng về công lao của cụ Trần Đình Bá.

Hồ Vĩnh

Chú thích

(1) TS. Bùi Thị Tân, về hai làng nghề truyền thống Phú Bài và Hiền Lương, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1999, tr.141

(2) TS. Bùi Thị Tân, sách đã dẫn, tr.170-171

(3) TS. Bùi Thị Tân, sách đã dẫn, tr.185

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Cần suy nghĩ thấu đáo cho con

Nhận điện thoại của em gái, là giáo viên của một trường tiểu học; giọng em có vẻ gấp gáp, hốt hoảng, nhờ tôi tư vấn (vì trước đây tôi từng có thời gian công tác trong ngành tòa án).

Cần suy nghĩ thấu đáo cho con
Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

“Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam” là nội dung trưng bày chuyên đề do Bảo tàng Lịch sử phối hợp với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Phòng giáo dục - Đào tạo huyện Quảng Điền tổ chức tại Trường THCS Ngô Thế Lân sáng 14/3.

Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân
Return to top