ClockThứ Năm, 26/03/2015 16:38

Hồi sinh di sản Huế

TTH.VN - Trong không khí hào hùng mừng quê hương Thừa Thiên Huế 40 giải phóng, 100 hình ảnh tư liệu được giới thiệu tại cuộc triển lãm “Sự hồi sinh của Di sản Huế” như những nốt nhạc ấm minh chứng cho sự quật cường của dân tộc Việt Nam anh hùng, là ý chí vươn lên không ngừng trong mọi khó khăn để phát triển.

Huế là nơi may mắn còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa quý báu của Việt Nam. Trong đó, quần thể kiến trúc cố đô Huế với nhiều cung điện, lầu gác, đình tạ, hệ thống thành lũy, pháo đài phòng thủ... mang đặc trưng kiến trúc cung đình Nguyễn đầu thế kỷ XIX là niềm tự hào không chỉ của nhân dân Thừa Thiên Huế mà còn của nhân dân cả nước.

Ngọ Môn hoang tàn trong chiến tranh

Tính toàn vẹn của quy hoạch đô thị và thiết kế xây dựng đã đưa cố đô Huế trở thành một mẫu mực hiếm có về quy hoạch đô thị vào cuối thời kỳ phong kiến ở Đông Á. Những giá trị nổi bật toàn cầu của quần thể di tích Cố đô Huế đã được cả thế giới công nhận.

Trải qua thời gian, đặc biệt là hứng chịu sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, nhiều công trình kiến trúc triều Nguyễn đã bị phá hủy nặng nề. Rất nhiều trong số tư liệu này là các hình ảnh do lực lượng phóng viên chiến trường của quân đội Mỹ ghi lại càng cho thấy rõ điều đó. Xem những khuôn hình này, chúng ta mới thấm thía hết những mất mát do chiến tranh gây ra và cũng nhận thấy rõ hơn khả năng phục hồi kỳ diệu của quê hương sau 40 năm giải phóng.

Với sự giúp đỡ to lớn của cộng đồng quốc tế và những nỗ lực vượt bậc của chính phủ và nhân dân Việt Nam, đặc biệt là của chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế, quần thể di tích Cố đô Huế đã dần được hồi sinh, góp phần khẳng định và tôn vinh những giá trị văn hóa độc đáo của Việt Nam trên toàn thế giới.

Triển lãm “Sự hồi sinh của Di sản Huế” được khai mạc đúng ngày 26/3, ngày kỷ niệm 40 năm giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế và các điểm di tích cố đô Huế đều mở cửa miễn vé đối với du khách Việt. Từ sau 7 giờ sáng, khu di sản Đại Nội đã đón một lượng rất lớn du khách mà phần lớn là các bạn học sinh, sinh viên trên địa bàn, từ cấp tiểu học trở lên. Các bạn lớn thì theo nhóm, các bạn nhỏ thì theo thầy cô giáo… tất cả góp phần tạo nên không khí rất tươi vui, phấn khởi tại khu di sản đã từng chịu sự tàn phá của chiến tranh.

Bạn trẻ tham quan Hoàng Thành qua sa bàn

Cô trò nhỏ Nguyễn Thị Sao (Trường THCS Nguyễn Văn Linh, TP.Huế) nhỏ nhẹ: Chúng em được thầy cô giáo dẫn vào đây để vui chơi. Đầu tiên, chúng em sẽ được chia thành nhiều đoàn đi tham quan, tìm hiểu thông tin ở đây, sau đó sẽ trả lời những câu hỏi lịch sử về những di tích này. Em thấy rất vui vì được tham gia hoạt động này”.

Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Núi Bân & lễ hội Quang Trung tại Huế

Cùng với Hà Nội và Bình Định, Huế tự hào có khu tưởng niệm và lễ hội Quang Trung gắn với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Núi Bân  lễ hội Quang Trung tại Huế
Return to top