ClockThứ Sáu, 03/05/2019 14:01

Hợp tác nâng cao chất lượng nhân lực du lịch Huế

TTH - Ngành du lịch đang tích cực hợp tác với nhiều “đối tác” trên thế giới để hỗ trợ đào tạo, nâng cao chuyên môn cho nhân lực du lịch ở Huế.

Đến Huế chơi lễSẽ có khoảng 400 ngàn lượt khách đến Huế dịp lễẨm thực sẽ là sản phẩm du lịch hấp dẫn của HuếĐến Huế chơi lễẨm thực sẽ là sản phẩm du lịch hấp dẫn của HuếSẽ có khoảng 400 ngàn lượt khách đến Huế dịp lễ

Kỹ năng mềm luôn là điểm yếu của sinh viên ngành du lịch

Thấy được điểm yếu

Ông Lê Ngọc Sanh, Chánh Văn phòng Sở Du lịch đánh giá, Huế đang có khoảng 70 ngàn lao động trong ngành du lịch; trong đó, khoảng 21 ngàn lao động trực tiếp. So với nhiều địa phương khác, chất lượng lao động trong ngành tương đối đảm bảo, nhưng với lao động chuyên môn cao, những người quản lý thì Huế đang còn rất thiếu và yếu, nhất là ở những vị trí như giám đốc điều hành các khách sạn và lữ hành.

Riêng với chất lượng chuyên môn của cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch cũng được đánh giá còn thiếu và yếu, đặc biệt là những người có khả năng nghiên cứu sâu; từ đó, định hướng phát triển cho du lịch Huế. Ngoại ngữ cũng được cho là yếu điểm của lao động trong ngành du lịch nói chung và cán bộ quản lý Nhà nước nói riêng.

Năm 2018, đoàn gồm các cán bộ trong ngành du lịch đã được sang TP. Kyoto, Nhật Bản để học hỏi, nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng hiệu quả ở đất nước mặt trời mọc. Sau chuyến đi này, nhiều ý tưởng và cách làm thiết thực đã được áp dụng ở làng cổ Phước Tích, cầu ngói Thanh Toàn. Cách nhìn nhận về du lịch cộng đồng cũng thay đổi rất nhiều.

Anh Trần Đình Minh Đức, Trưởng phòng Quản lý Lữ hành, Sở Du lịch (thành viên đoàn sang Nhật) chia sẻ, từ mô hình của nước bạn để thấy ở Huế cần có nhiều thay đổi. Khi hình thành một mô hình nào đó, công tác quy hoạch ban đầu được xem là yếu tố then chốt để phát triển. Trong các mô hình, người dân bằng việc trình diễn và bán các sản phẩm làng nghề, nên sống rất “tốt” với  du lịch. Đây là những yếu tố mà Huế sẽ phải học hỏi và áp dụng trong thời gian đến.

Chị Harưka, tình nguyện viên tổ chức JICA tại Huế chia sẻ, chị vừa mới thực hiện một nghiên cứu về tính chuyên nghiệp của lao động trong ngành du lịch Huế. Điều rất bất ngờ là khi chị đến 9 doanh nghiệp lữ hành và lưu trú trên địa bàn TP. Huế thì chỉ có duy nhất 1 doanh nghiệp nở nụ cười và chào hỏi, còn lại 8 doanh nghiệp kia cứ để chị vào như “chốn không người”. “Nếu lao động trong ngành du lịch mà không niềm nở, không có suy nghĩ sẵn sàng phục vụ khách thì rất khó đạt được hiệu quả”, chị Harưka nói.

Anh Phạm Bá Hùng, Trưởng phòng Đào tạo, Trưởng cao đẳng Du lịch Huế cho biết, lâu nay, kỹ năng mềm từng là hạn chế rất lớn của sinh viên khi ra trường. Nhiều em sinh viên rất giỏi chuyên môn, nhưng lại rụt rè, thường rất ngại trước đám đông nên hiệu quả công việc dù có, nhưng lại bị đánh giá không cao. Gần đây, nhờ sự hỗ trợ đào tạo của tình nguyện viên của tổ chức Hỗ trợ đại học thế giới tại Canada (WUSC) các sinh viên đã tự tin hơn, tự tổ chức các hoạt động, hoặc những trò chơi. Điều này giúp các em ghi điểm đối với các doanh nghiệp.

Đưa vào chương trình giảng dạy

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết, những nghiên cứu của các chuyên gia, tình nguyện viên quốc tế là cơ sở để ngành du lịch đánh giá, có những kế hoạch cụ thể hơn trong việc nâng cao chất lượng của lao động trong ngành du lịch. Đặc biệt, những yếu tố về tính thân thiện, chuyên nghiệp sẽ được nghiên cứu đưa vào chương trình giảng dạy ở các cơ sở đào tạo nhiều hơn, tăng tần suất trong thời gian đến. Với ngành du lịch, không chỉ có chuyên môn mà luôn cần có nụ cười thân thiện, tạo cảm giác gần gũi, thoải mái cho du khách.

Ông Vũ Hoài Phương, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Du lịch Huế cho hay, du lịch dịch vụ là lĩnh vực kinh tế có tính đa ngành và phát triển nhanh chóng với xu thế hội nhập cao. Hiện đã và đang xảy ra tình trạng cơ sở đào tạo không thể nắm bắt kịp những đòi hỏi, yêu cầu của doanh nghiệp về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để xây dựng kế hoạch đào tạo theo từng ngành nghề phù hợp với nhu cầu. Mặt khác, doanh nghiệp thường tập trung mục tiêu lợi nhuận, cạnh tranh nên ít quan tâm đến vấn đề xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí đào tạo hàng năm hoặc có quan tâm nhưng chưa thoả đáng. Do đó, để tăng hiệu quả đào tạo cần có những thí điểm, đồng thời sự liên kết giữa cơ quan quản lý Nhà nước, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp phải chặt chẽ hơn nữa và có những thống nhất cụ thể.

Ông Vũ Hoài Phương cho biết thêm, mới đây Tổng thư ký Tổ chức Du lịch thế giới đã đưa ra nhận định về những thách thức mà các cơ sở đào tạo du lịch phải giải quyết là môi trường phục vụ du lịch đa sắc tộc, đa văn hóa nhưng chất lượng dịch vụ đòi hỏi đồng nhất; chất lượng đào tạo thường mang tính quốc gia trong lúc chất lượng dịch vụ du lịch lại mang tính quốc tế và yêu cầu ngày càng cao; nguồn lực của các cơ sở đào tạo du lịch có hạn trong lúc yêu cầu về những dịch vụ mới trong ngành du lịch lại tăng nhanh.

Theo ông Phương, để giải quyết các thách thức nêu trên, vấn đề tăng cường hợp tác được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết. Sự hợp tác là điều gần như bắt buộc trong xu thế hội nhập.

Năm 2018, UBND tỉnh ban hành kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh đến năm 2020. Theo đó, vào năm 2020, nguồn nhân lực toàn tỉnh sẽ tăng thêm khoảng 36 ngàn người, nâng tổng lao động lên khoảng 100 ngàn người; trong đó, khoảng 30 lao động trực tiếp và 70 lao động gián tiếp.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi động mùa du lịch “Huế - Chào hè 2024”

Tối 19/4, tại phố đi bộ đường Hai Bà Trưng (TP. Huế), Sở Du lịch tổ chức sự kiện “Huế - Chào hè 2024”. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Festival Huế 2024, nhằm tạo không khí tươi vui, phấn khởi, chào đón một mùa du lịch hè hấp dẫn, đồng thời tạo hiệu ứng truyền thông thu hút khách du lịch đến tham quan tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến dự chương trình có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Khởi động mùa du lịch “Huế - Chào hè 2024”
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Trang bị kỹ năng và nâng cao ý thức phòng, chống đuối nước

Thời tiết bắt đầu bước vào những ngày nắng nóng. Đây là thời điểm mà các điểm bơi lội mở cửa trở lại, nhu cầu tắm sông, suối của người dân, nhất là các em nhỏ tăng cao. Vì vậy, cẩn trọng đuối nước luôn phải được đặt lên hàng đầu.

Trang bị kỹ năng và nâng cao ý thức phòng, chống đuối nước
Xúc tiến, quảng bá du lịch Huế tại Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

Tại ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 20 năm 2024 với chủ đề “20 năm hành trình sống động” gắn với thông điệp chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh chào đón bạn - Welcome to Ho Chi Minh City” (từ ngày 4-7/4), Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đã tham gia với nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.

Xúc tiến, quảng bá du lịch Huế tại Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Return to top