ClockChủ Nhật, 02/06/2019 06:23

Huế chưa là điểm đến của các lữ hành hàng đầu

TTH - Những lữ hành lớn được cho sẽ giúp mỗi điểm đến giải quyết được những vấn đề thu hút khách, nâng chuẩn chất lượng các dịch vụ, điều mà Huế cần sớm thực hiện.

Hội Lữ hành Hà Nội khảo sát tuyến điểm tại HuếCông bố top 4 đơn vị lữ hành đưa khách đến di tíchGắn kết lữ hànhHuế chính thức có Hội Lữ hành

Đầm Lập An hút khách gần xa. Ảnh: NHẬT LONG

Ít lữ hành lớn

Trong 10 lữ hành được Tổng cục Du lịch vinh danh hàng đầu Việt Nam năm 2018, thì không có bất kỳ doanh nghiệp nào ở Huế (trước đây có Công ty Du lịch Hương Giang). Cũng trong 10 lữ hành được vinh danh đó, chỉ mới có 3 doanh nghiệp đặt văn phòng, chi nhánh ở Huế, gồm Vietravel, Saigontourisrt và Công ty CP Du lịch Hà Nội. Còn lại những lữ hành lớn, có thương hiệu, như Bến Thành Tourist, Công ty CP Du lịch Việt, Công ty Du lịch Fiditour… đều chưa thấy xuất hiện.

Các chuyên gia du lịch cho rằng, chỉ khi một lữ hành nào đó được hình thành ở Huế, hoặc các lữ hành đặt văn phòng, chi nhánh thì mới có trách nhiệm với điểm đến. Chẳng hạn như một lữ hành, khi có văn phòng ở Huế sẽ xây dựng tour mà ở đó Huế sẽ là điểm đến chính, sử dụng nhiều dịch vụ, số ngày lưu trú cũng được tăng lên. Còn như hiện nay, lữ hành không đặt văn phòng, Huế là điểm đến thứ cấp, nên số đêm mà khách ở lại Huế thường rất ít, đó là lý do mà thời gian lưu trú ở Huế rất bị động và dù rất cố gắng, nhưng vẫn chưa thể tăng trưởng.

Doanh nghiệp lữ hành Hà Nội trao đổi với lữ hành Huế trong chuyến famtrip đến Huế đầu năm 2019

Vì sao mà các hãng lữ hành không chọn đặt văn phòng ở Huế? Câu trả lời bởi Huế là điểm đến thứ cấp, khả năng tiếp cận của khách đến Huế còn khó khăn. Xét về mặt kinh tế, các hãng lữ hành không chọn Huế là điều dễ hiểu bởi sự tiếp cận về điểm đến ở một số địa phương dễ dàng hơn, cụ thể ở đây là đường hàng không.

Có một dạng khác là các hãng lữ hành khai thác thị trường khách ở Huế để đi du lịch. Thời gian qua, nhu cầu đi du lịch ở Huế có tăng, song so với một số địa phương vẫn không bằng. Xét về yếu tố cạnh tranh về thị trường thì Huế chưa phải là điểm được ưu tiên, nên càng khó “lôi kéo” các lữ hành.

Cần chính sách thu hút

Huế từng là nơi đặt văn phòng của Công ty Du lịch Buffalo tour (một trong 10 lữ hành hàng đầu Việt Nam 2018). Tuy nhiên, sự bị động trong việc khai thác tour khiến cho lữ hành này đã chuyển văn phòng từ Huế sang địa phương khác. Một lữ hành quốc tế khác đến từ nước Pháp cũng từng đặt trụ sở tại số 5 Lê Lợi, TP. Huế. Công ty này đã đưa lượng khách lớn Pháp sang Huế, nhưng đến nay cũng đã đi khỏi Huế. Điều càng lo lắng hơn cho Huế, gần đây một số lữ hành được xem tầm cỡ ở Huế cũng đang có dấu hiệu bỏ Huế đi đến nơi khác.

Lãnh đạo ngành du lịch thừa nhận, thời gian qua, nhận thấy sự bị động của Huế mà một trong nguyên nhân là thiếu các lữ hành lớn, ngành đã chủ động làm việc với các hãng lữ hành hai đầu để có những sự hợp tác, đặc biệt là mời gọi họ về Huế để đặt văn phòng, chi nhánh. Tuy nhiên, đã hơn 2 năm từ khi triển khai kế hoạch này, vẫn chưa có hàng lữ hành lớn nào về với Huế.

Huế cần có các “ông lớn” lữ hành là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành du lịch Huế. Ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh cho rằng, địa phương nào cũng đầu tư phát triển hạ tầng, sân bay, luôn trải thảm đỏ để mời chào các lữ hành về đặt văn phòng, chi nhánh. Ngoài sự tích cực làm việc từ lãnh đạo ngành du lịch, Huế cần xây dựng một cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút các hãng lữ hành lớn. Chẳng hạn như giảm thuế, hỗ trợ mặt bằng, hỗ trợ các thủ tục hành chính… Chỉ khi các lữ hành đủ mạnh thì du lịch địa phương mới phát triển. Những hãng lữ hành lớn này sẽ còn giúp ngành du lịch quy chuẩn các dịch vụ.

Ông Trần Văn Long, Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Việt cho hay, vì đã thua thiệt bởi là điểm đến thứ cấp, muốn thu hút lữ hành lớn Huế cần thay đổi về phong cách làm việc. Huế phải biết “chịu chơi” và quyết đoán hơn. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp đưa đến Huế bao nhiêu khách, ở lại bao nhiêu đêm thì có chính sách giảm giá vé tham quan tương ứng. Cần nhanh chóng quyết định, chứ không để kéo dài và cũng không có sự rõ ràng, khiến doanh nghiệp mất lòng tin. Chỉ khi sự hợp tác hiệu quả ban đầu đó, các hãng lữ hành mới quyết định “đầu quân” đến Huế.

Sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, Huế chuẩn bị tổ chức diễn đàn du lịch mùa xuân. Được biết, một loạt cơ chế chính sách ưu đãi, nhằm thu hút doanh nghiệp lữ hành được ngành du lịch đề ra. Nhưng rồi nhiều lý do khiến hội nghị này không thể tổ chức và các cơ chế, chính sách vẫn chưa biết khi nào mới có thể hình thành.

Lữ hành lớn ở Huế chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Để thực hiện các kế hoạch, nghị quyết đã đề ra, Huế cần có các doanh nghiệp giúp cụ thể hóa các chỉ tiêu đó.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024

Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) vừa dự báo một năm phá vỡ kỷ lục đối với lĩnh vực du lịch và lữ hành trong năm 2024, với mức đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 11,1 nghìn tỷ USD.

Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024

TIN MỚI

Return to top