ClockThứ Năm, 05/01/2017 15:06

Huế mở hàng đầu năm với dự án du lịch hơn 1.000 tỉ đồng

Ngày 4/1, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã "mở hàng" cho mảng đầu tư trong năm mới 2017 bằng việc cấp phép cho dự án du lịch có vốn đầu tư lên đến 1.060 tỉ đồng của Công ty Perez Saavedra Hermanos Overseas (PSH) .

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Perez Saavedra Hermanos Overseas thuộc Tập đoàn Perez Saavedra Hermanos của Tây Ban Nha. Nhà đầu tư này sẽ xây dựng tổ hợp dịch vụ du lịch có tên là Hue Amusement & Beach Park trên khu đất ven biển rộng gần 50 héc-ta tại xã Vinh Thanh và Vinh An, huyện Phú Vang. Tổng vốn đầu tư của dự án là 47 triệu đô la Mỹ, tương đương 1.060 tỉ đồng.

Khách du lịch nước ngoài đến cảng Chân Mây

Tổ hợp này sẽ có khu khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, vườn chim, khu thương mại, khu trưng bày và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ... Chỉ riêng phần cơ sở lưu trú, tổ hợp sẽ có 1.000 phòng khách sạn tiêu chuẩn 4-5 sao và 93 biệt thự nghỉ dưỡng.

Cũng theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, theo kế hoạch, nhà đầu tư sẽ hoàn tất những thủ tục liên quan vào quí 1-2017 để có thể khởi công xây dựng dự án trong năm nay. Dự án sẽ làm theo kiểu vừa xây dựng vừa khai thác và dự kiến tất cả các hạng mục công trình sẽ hoàn tất trong vòng 5 năm.

Thừa Thiên - Huế là điểm du lịch thu hút nhiều du khách tại miền Trung. Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai Chương trình trọng điểm phát triển du lịch – dịch vụ tỉnh Thừa Thiên-Huế năm 2017 nhằm tập trung phát triển ngành du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn.

Theo đó, tỉnh kỳ vọng trong năm nay sẽ đón khoảng 3,5-3,7 triệu lượt khách du lịch, tăng 10-12% so với năm 2016, trong đó, khách quốc tế chiếm 45-50%. Doanh thu du lịch tăng khoảng 15% so với năm 2016, ước đạt 3.700-3.800 tỉ đồng.

Tỉnh khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên, đặc biệt các khách sạn 4-5 sao. Mô hình du lịch homestay (lưu trú tại nhà dân) cũng được khuyến khích tại các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Để du lịch tăng trưởng, Thừa Thiên - Huế sẽ đầu tư đồng bộ cho cơ sở hạ tầng, quảng bá xúc tiến, xây dựng sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực... Trong đó, tỉnh sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tiếp cận các điểm du lịch, nâng cấp tuyến đường ven biển, ưu tiên từ cửa Thuận An đến cửa Tư Hiền để đảm bảo hạ tầng kết nối và phục vụ các dự án lớn như khu nghỉ dưỡng biển PSH (Tây Ban Nha) vừa kể trên và các khu nghỉ dưỡng khác.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

Nhà máy xử lý nước thải tại TP. Huế được ví như là “lá phổi xanh” giữa lòng Cố đô, bởi không chỉ đang giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt của người dân mà còn là “điểm xanh”, bởi phủ đầy cây xanh, không khí trong lành.

“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
Return to top