ClockThứ Sáu, 25/11/2016 22:10

Kêu gọi ý tưởng làm mới khu vực phố cổ Bao Vinh

TTH.VN - Đó là những góp ý, chia sẻ hay nêu ra một ý tưởng tâm huyết của nhiều bạn trẻ để xây dựng một không gian du lịch, thu hút được du khách, tạo nguồn thu nhập cho người dân bản địa… được nhóm Huế Du lịch kết nối (Hue Tourism Connect – HTC ) tổ chức chiều 25/11.

Các bạn trẻ Huế bày tỏ ý kiến của mình về câu chuyện làm mới phố cổ Bao Vinh

Ý tưởng sơn màu những ngôi nhà 

Với chủ đề “Hồi sinh phố cổ Bao Vinh”, rất nhiều bạn trẻ hoạt động trong ngành du lịch, truyền thông, nghệ thuật, sinh viên… cùng nhau trò chuyện về phố cổ Bao Vinh - một con phố cổ mà tất cả những người yêu Huế khi nhắc đến đều trăn trở. Cả không gian buổi giao lưu xoay quanh vấn đề sơn màu lên những ngôi nhà nằm sát mặt sông của phố cổ Bao Vinh. “Chúng ta có thể đi thuyền, ngắm những ngôi nhà hướng ra mặt sông được phủ màu sơn mới, tạo nên một điểm nhấn”, anh Ngô Trọng Huy, thành viên HTC đã mở đầu buổi thảo luận.

Tiếp đó, Trưởng dự án Ngô Vũ Anh Thư đã trình bày chi tiết ý tưởng. Thư nói rằng, đã từng đi đến nhiều nước trên thế giới, chứng kiến được khu phố cổ có cùng niên đại với Bao Vinh áp dụng mô hình sơn màu rất thành công. Từ đó, có thể phát triển dịch vụ du lịch, kích thích được sự tò mò của du khách, song song với đó tạo được điểm đến thú vị cho người thích khám phá và kích cầu phát triển kinh tế giúp người dân trong vùng được hưởng lợi. Thư so sánh Bao Vinh lần lượt với Hội An, làng bích họa Tam Thanh (Quảng Nam), rồi một số thành phố từng là thương cảng ở Ý và Malaysia nơi mà cô từng đi qua. “Ở đó họ làm rất tốt, với tinh thần hướng đến cộng đồng rất hay”, Thư bày tỏ.

Cũng theo Thư, một khi dự án này ra đời, sẽ mở ra cơ hội kết nối với những làng nghề lân cận ở phía bên kia sông như làng Thanh Tiên, làng Sình… Thư nhấn mạnh: “Chúng tôi có ý tưởng, thế nhưng, để hiện thực hóa nó, chúng tôi cần sự giúp đỡ, ủng hộ đóng góp ý tưởng của mọi người. Dự án cộng đồng này sẽ giúp du lịch Huế có thêm một sản phẩm mới và góp phần mang đến cơ hội phát triển kinh tế cho cộng đồng người dân trong vùng”.

Nếu được phủ màu sơn, những ngôi nhà sát bờ sông sẽ có một diện mạo khác. Ảnh: Văn Đình Huy

Cần tiến hành cẩn trọng

Ngay sau khi nghe Thư giới thiệu dự án, liên tiếp những ý kiến phản hồi đã giúp buổi giao lưu trở nên sôi động hơn. Một bạn trẻ cho rằng, đây là ý tưởng đột phá, cần kết hợp phát triển du lịch ngay từ lúc thực hiện để tạo hiệu ứng lan truyền. Đại diện Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh có mặt tại buổi thảo luận cũng đồng quan điểm, ý tưởng đảm bảo sẽ được mọi người ủng hộ. Tuy nhiên cần xem lại quy trình, cách làm, các vấn đề liên quan đến quy hoạch, căn cứ pháp lý…

Một số ý kiến khác nêu ra khá cẩn trọng. Đó là cần xem lại thời gian tồn tại cũng từng ngôi nhà cũng như có nên vẽ tranh thay việc sơn màu, cùng với đó kêu gọi sự giúp đỡ từ các dự án, sinh viên nghệ thuật chung tay tham gia. “Chúng ta phải cẩn trọng bởi khu này là bờ sông xưa là thương cảng nổi tiếng. Nếu sơn ở phía sau thì du khách sẽ ngắm như thế nào? Chẳng lẽ sơn sau lại bỏ trống phía trước? Làm thế nào để hài hòa với khu phố cổ mà không bị các chuyên gia, người dân phản ứng. Chúng ta hãy đi từng bước, nghiên cứu thật kỹ lưỡng”, một thành viên làm công tác truyền thông đặt câu hỏi.

Trong khi đó, có ý kiến sẽ nhận được sự phản đối bởi có cần thiết có sự mới lạ đối chõi nhau với kiến trúc những ngôi nhà cổ tồn tại từ xưa đến này. “Có hài hòa không nếu một bên dãy nhà cổ, một bên là những căn nhà hiện đại được phủ lớp sơn màu sáng chói?”, bạn Anh Ngọc, người tham gia buổi giao lưu đặt câu hỏi.

Cùng với đó, nhiều ý kiến khác cũng được đại diện dự án tiếp thu, ghi chép một cách cẩn thận. Thay mặt nhóm dự án, Ngô Vũ Anh Thư đã giải đáp, chia sẻ từng ý kiến. “Tất cả những ý kiến ở đây mang tính chất tham khảo. Các bước thực hiện tiếp theo là sẽ khảo sát, xin ý kiến cộng đồng và chính quyền địa phương, xây dựng dự án một cách cụ thể, rõ ràng”, Thư nói. Để thực hiện được việc này, phía dự án cũng dự tính sẽ có các ban chuyên môn hỗ trợ, và trên hết là phục vụ cộng đồng, vì sự phát triển của hình ảnh du lịch Huế nói chung và phố cổ Bao Vinh nói riêng.

 P. Thành - Đ. Huy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

Nhà máy xử lý nước thải tại TP. Huế được ví như là “lá phổi xanh” giữa lòng Cố đô, bởi không chỉ đang giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt của người dân mà còn là “điểm xanh”, bởi phủ đầy cây xanh, không khí trong lành.

“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
Return to top