ClockThứ Hai, 06/08/2018 06:30

Khách Nhật Bản đến Huế giảm: Cần giải pháp thị trường

TTH - Nhật Bản là thị trường truyền thống của Huế và dù đã có khá nhiều hoạt động kích cầu, nhưng lượng khách Nhật đến Huế vẫn khiêm tốn.

Nhật Bản: AI và đào tạo nghề là chìa khoá để nâng cao năng suấtNhật Bản thành lập ban thư ký cho lễ thoái vị của Nhật HoàngThủ tướng mong muốn Keidanren giúp doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam

Chưa khai thác trực tiếp

Cuối năm 2016, đoàn gồm lãnh đạo tỉnh và các cơ quan, ban, ngành có chuyến công tác tại Nhật Bản. Tại đây, nhiều hợp tác được ký kết giữa Huế và các địa phương của Nhật, nhất là trong lĩnh vực du lịch. Theo đó, các địa phương của Nhật sẽ tăng cường quảng bá cho Huế và ngược lại; các doanh nghiệp Nhật cũng cam kết sẽ tăng cường đưa khách sang Huế du lịch.

Ngành du lịch Huế tham gia quảng bá hình ảnh tại một hội chợ được tổ chức tại Nhật Bản

Đầu năm 2017, Huế đón Nhật Hoàng sang thăm. Sự kiện nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả nước Nhật Bản, thu hút hơn 100 phóng viên sang đưa tin. Đây chính là sự kiện được đánh giá không thể tốt hơn để Huế quảng bá hình ảnh đến với đất nước mặt trời mọc. Tại các hội chợ du lịch quốc tế được tổ chức tại Nhật Bản, đều có sự tham gia của ngành du lịch Huế. Riêng tổ chức JICA còn hỗ trợ một tình nguyện viên sang tổ chức và duy trì hoạt động trang thông tin điện tử du lịch bằng tiếng Nhật, nhằm phục vụ khách Nhật Bản khi muốn tìm hiểu thông tin về Huế.

Tuy nhiên, số liệu lượng khách Nhật Bản sang Huế du lịch hơn hai năm qua cho thấy, chưa đúng với kỳ vọng và sự hợp tác, thậm chí, khách còn có dấu hiệu sụt giảm. Năm 2016, tổng lượng khách Nhật đến Huế đạt gần 23 nghìn lượt, năm 2017 giảm còn hơn 20 nghìn và 7 tháng đầu năm 2018, khách Nhật đến Huế khoảng gần 14 nghìn lượt, chỉ chiếm 2,4% tổng lượng khách quốc tế đến Huế. Rõ ràng, với một thị trường truyền thống, đầy tiềm năng, Huế lại hội tụ được nhiều yếu tố đáp ứng được nhu cầu, với lượng khách như thế thì cần có sự đánh giá lại.

Vì sao khách Nhật Bản đến Huế thấp? Lãnh đạo ngành du lịch cho rằng, Huế chưa có doanh nghiệp nào trực tiếp đưa khách từ Nhật về. Lượng khách đến Huế hiện chủ yếu từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng. Huế đang phụ thuộc, bị động trong việc tìm nguồn khách nên không quyết định được số lượng khách. Cách đây vài năm, Huế có một doanh nghiệp chuyên khai thác khách Nhật, nhưng gần đây cũng đã ngưng hoạt động.

Huế chưa khai thác trực tiếp nguồn khách Nhật Bản liệu có phải là nguyên nhân chính? Phải nhìn nhận, khách Nhật cực kỳ khó tính, nếu dịch vụ không đảm bảo, họ sẽ không đến nữa. Các dịch vụ của Huế nhiều, nhưng chưa thể làm hài lòng dòng khách này. Trên thực tế, Huế có nhiều lợi thế để thu hút, nhất là sản phẩm tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa truyền thống, ẩm thực. Đặc biệt, Huế có những khu nghỉ dưỡng kết hợp với tắm nước khoáng nóng tự nhiên. Thế nhưng, tại một khu nghỉ dưỡng suối nước nóng ở Huế như thế, do đảm bảo về nguồn thu nên mở cửa chào đón tất cả các dòng khách. Khi nhiều dẫn đến ồn ào, không phù hợp với nghỉ dưỡng của riêng một dòng khách nữa. Hay khách của Nhật rất thích dịch vụ spa cao cấp, họ dành nhiều thời gian của chuyến đi để tận hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe này, nhưng quả thật, Huế chưa thể đáp ứng được nhu cầu.

Cần giải pháp tốt hơn

Có hai giải pháp mà Huế cần phải làm để thu hút khách Nhật tốt hơn. Đầu tiên là tăng cường các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách; thứ hai là doanh nghiệp Huế cần trực tiếp đưa khách về Huế mà không phụ thuộc vào các doanh nghiệp ở các địa phương khác nữa.

 Khách Nhật Bản đến Huế chưa được như kỳ vọng

Về sản phẩm du lịch, ngoài văn hóa, di sản, khách Nhật luôn ưu tiên đi du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Do đó, nghỉ dưỡng kết hợp với tắm khoáng nóng cần được tổ chức bài bản hơn. Lợi thế của Huế là về y tế, đây là nhu cầu đang ngày càng lớn của du khách Nhật. Điều này được nhắc đến nhiều trong cuộc làm việc của đoàn công tác tỉnh cuối năm 2016, khi Huế sẽ xây dựng những viện dưỡng lão, khách Nhật có thể sang vừa nghỉ dưỡng vừa chăm sóc sức khỏe dài ngày…

Ông Trương Thành Minh, Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch cho biết, về nguồn khách, trước mắt, các doanh nghiệp Huế chưa thể khai thác trực tiếp, ngành sẽ mời các doanh nghiệp ở hai đầu chuyên về khách Nhật về Huế khảo sát sản phẩm du lịch mới, từ đó, tăng cường đưa khách về Huế nhiều hơn. Dự kiến, ngay trong tháng 9/2018 đến, ngành sẽ đón hai đoàn famtrip chuyên về khách Nhật về khảo sát.

Tại hội chợ du lịch tại Nhật Bản 2017, ngành du lịch đã tổ chức hội nghị để các doanh nghiệp Huế và Nhật Bản cùng trao đổi và tìm kiếm hợp tác. Lãnh đạo Sở Du lịch cho hay, thời gian đến sẽ tổ chức cuộc làm việc với các doanh nghiệp để mổ xẻ nguyên nhân hợp tác vẫn chưa được hiệu quả. Từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục.

Sân bay Huế đang chuẩn bị được nâng cấp, khi mở rộng quy mô, đường bay thẳng giữa Huế - Nhật Bản là rất khả thi. Đây là giai đoạn để quảng bá và bắt đầu cho các hợp tác, vì phải mất 2-3 năm cho một sản phẩm hoạt động mới đạt hiệu quả. Nếu làm tốt, khách Nhật là dòng khách sang, chi tiêu nhiều. Điều mà du lịch đang hướng đến.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Thông tin doanh nghiệp
Bất chấp suy thoái, thị trường văn phòng phẩm thông minh mỗi ngày kiếm hơn 35 tỷ đồng?

Sau năm 2022 cực kỳ thành công khi cả doanh thu và lợi nhuận đạt giá trị 487,1 triệu USD (BlueWeave Consulting), tưởng chừng thị trường văn phòng phẩm và thiết bị văn phòng Việt Nam sẽ tận dụng đà hồi phục để bùng nổ hơn nữa trong năm 2023 nhưng báo cáo tài chính của ngành hàng này vừa cho thấy kết quả ngược lại.

Bất chấp suy thoái, thị trường văn phòng phẩm thông minh mỗi ngày kiếm hơn 35 tỷ đồng
Giá vàng sáng 16/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 16/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Giá vàng sáng 16 4
Return to top