ClockThứ Sáu, 20/01/2023 10:33

Làm thêm dịch vụ du lịch ngày tết

TTH.VN - Do khách du lịch đến Huế trong dịp tết dự kiến sẽ tăng đáng kể, nhiều khách sạn, nhà hàng tuyển thêm lao động để phục vụ khách tốt hơn.

Nhiều dịch vụ hấp dẫn phục vụ khách trong dịp Tết Nguyên đánAMRO nâng ước tính tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam, điều chỉnh hạ ASEAN+3Du thuyền Silver Spirit cập cảng Chân Mây lần đầu trong năm 2023Kiểm soát tình trạng lợi dụng du lịch để di cư trái phépChâu Á: Doanh nghiệp du lịch sẵn sàng cho sự phục hồi của dòng khách Trung QuốcPhú Vang: Khen thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc trong công tác văn hóa-thể thao-du lịchTP. Huế cần ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng du lịch

Nhu cầu về lao động ngành du lịch tăng trong dịp tết

Tuyển nhân viên “parttime”

Dịp tết Nguyên đán Quý Mão 2023 này, lượng khách đặt phòng lưu trú và các dịch vụ tại Khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương (đường Minh Mạng, TP. Huế) tăng đáng kể. Để có đủ nhân viên phục vụ khách tốt nhất, khu nghỉ dưỡng tuyển dụng thêm hơn 10 nhân viên mới, ở bốn vị trí: phục vụ bàn, phục vụ buồng phòng, lễ tân và phục vụ bếp.

Khu nghỉ dưỡng thông tin, dịp tết, một phần lượng khách tăng, một phần một số nhân viên của khu nghỉ dưỡng nghỉ tết để về quê. Vì vậy, khu nghỉ dưỡng tuyển dụng nhân viên part time (làm việc bán thời gian). Vừa đáp ứng số lượng nhân viên phục vụ, mà không quá bận tâm về các chế độ chính sách lâu dài cho người lao động.

“Để thu hút người lao động làm thêm dịp tết, lương sẽ được tính gấp đôi so với ngày thường, dao động từ 300-350 nghìn đồng/ngày. Bên cạnh đó, khu nghỉ dưỡng tính lương làm việc bán thời gian theo giờ, tăng tính linh động để tuyển được nhân viên rảnh được thời gian ngắn làm việc, vì thực tế tuyển dụng nhân viên part time hiện nay không phải dễ”, chị Phạm Thị Thùy Vân, đại diện Khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương chia sẻ.

Nhu cầu lưu trú sẽ tăng trong dịp tết nên nhân viên buồng phòng được nhiều khách sạn tuyển dụng theo hình thức bán thời gian

Một khách sạn 5 sao khác là Melia Vinpearl Huế cũng cấp tập tuyển nhân viên làm thêm bán thời gian dịp tết, để tăng số lượng nhân viên phục vụ khách. Theo đó, khách sạn này tuyển nhân viên ở bộ phận buồng phòng làm việc từ ngày mùng 2 – 6 tết. Mức lương mà khách sạn sẽ trả cho nhân viên nhận việc là 350 nghìn đồng/ngày.

Riêng trong ngày 19/1 (ngày 28 tết), khách sạn này đăng thông báo cần tuyển gấp một nhân viên cứu hộ làm xuyên tết theo hình thức part time. Mức lương mà khách sạn này trả cho vị trí tuyển dụng trên là 500 nghìn đồng/ngày, gấp đôi so với ngày thường.

Theo dự báo của Sở Du lịch, khả năng trong các ngày tết, lượng khách nội địa đặt phòng lưu trú ở Huế sẽ tăng thêm 20 - 30%. Do đó, không chỉ các khách sạn cao sao, nhiều khách sạn từ 3 sao trở xuống cũng cần tuyển dụng nhiều vị trí làm thêm ngày tết. Theo ước tính từ ngành du lịch, trong dịp tết tết Nguyên đán Qúy Mão này, toàn tỉnh sẽ cần tăng cường thêm khoảng 10% lao động tham gia phục vụ khách.

Vừa có thu nhập, vừa nâng cao tay nghề

Với các vị trí làm thêm bán thời gian trong dịp tết, các doanh nghiệp không đòi hỏi quá cao về nghiệp vụ. Theo một khách sạn cần tuyển lao động, đối với nhân viên part time, doanh nghiệp cần là sự nhiệt tình, vui vẻ, biết giao tiếp về tiếng Anh cơ bản. Khách sạn sẽ tập huấn nhanh một số kỹ năng cơ bản nhất, vừa đủ để các nhân viên có thể làm việc.

Làm thêm là cách để sinh viên học du lịch nâng cao kỹ năng nghề

Bạn Thanh Minh, sinh viên năm cuối Trường Du lịch – Đại học Huế (làm thêm tại Khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương) chia sẻ rằng, chỉ còn ít tháng nữa là sẽ ra trường. Phần học lý thuyết cơ bản Minh đã nắm vững, chỉ còn yếu về thực hành. Vì vậy, tham gia phục vụ khách hơn 10 ngày trong dịp tết là cơ hội không thể tốt hơn để bạn nâng cao tay nghề.

“Đây là cách để em đi sâu vào nghề du lịch, làm quen với áp lực trong những ngày cao điểm. Quan trọng hơn là giúp em có đủ các kỹ năng, nhanh chóng tìm kiếm công việc phù hợp sau khi ra trường vào hè năm nay”, bạn Thanh Minh mong muốn.

Chị Lê Ngọc Phước Nguyên (trú phường Hương Sơ, TP. Huế) bộc bạch, trước đây, khi dịch bệnh chưa xảy ra, chị làm nghề buồng phòng tại một khách sạn ở đường Võ Thị Sáu, TP. Huế. Ba năm qua, vì dịch bệnh nên phải nghỉ việc và chuyển sang buôn bán online. Thời gian vừa rồi, kinh doanh không thuận lợi, cộng với dịp tết tương đối rảnh rỗi nên chị quyết định đi làm, có thu nhập trang trải cuộc sống.

Theo chị Nguyên, đây cũng là dịp để ôn lại các kỹ năng làm buồng phòng. Sau tết này, chị sẽ tìm kiếm một khách sạn nào đó để quay trở lại với nghề mà chị có hơn 10 năm kinh nghiệm.

Bà Nguyễn Hoàng Thụy Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh cho biết, với việc tuyển dụng và sử dụng lao động làm thêm trong dịp tết, Hiệp hội có những đề nghị với các thành viên đảm bảo các quyền lợi chính đáng cho người lao động. Tiếp tục nâng cao chất lượng, nâng cao tính chuyên nghiệp; xây dựng một điểm đến thân thiện, an toàn, mến khách, kể cả phương diện sử dụng lao động của mỗi doanh nghiệp.

“Do ảnh hưởng của dịch bệnh, tỷ lệ lao động trong ngành du lịch nghỉ việc rất lớn. Hiện số lượng quay lại vẫn chỉ đạt khoảng 50%, vì lượng khách đến Huế chưa đạt được mức như trước dịch. Hy vọng sang năm Qúy Mão, ngành du lịch sẽ hồi sinh mạnh mẽ hơn nữa để người lao động trong ngành trở lại với ngành “công nghiệp không khói” một cách toàn diện nhất”, bà Vy kỳ vọng.

Dự kiến lượng khách đến Huế dịp Tết Nguyên đán Qúy Mão tăng gấp đôi  so với dịp tết năm ngoái

Sở Du lịch cho biết, lượng khách lưu trú đến Huế dịp Tết Qúy Mão dự kiến đạt khoảng 40 ngàn lượt, tăng gấp 4 lần so với Tết Nguyên đán năm ngoái. Về tổng lượng khách, du lịch Cố đô dự kiến đón 80 - 90 ngàn lượt khách, tăng gấp đôi so với kỳ nghỉ tết Nhâm Dần 2022.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Du lịch không thể phát triển một mình

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định: “Du lịch không thể phát triển một mình”. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và để phát triển được du lịch phải có sự đồng hành của nhiều ngành, nhiều người.

Du lịch không thể phát triển một mình
Return to top