ClockThứ Hai, 28/11/2016 05:11

Mở cửa thị trường du lịch Nhật Bản

TTH - Trong chuyến công tác của lãnh đạo tỉnh và các cơ quan, ban, ngành đến Nhật Bản từ 5-13/11/2016, nhiều hợp tác đã được ký kết, mở ra giai đoạn phát triển mới, nhất là trong phát triển du lịch và bảo tồn di sản.

Nhiều hợp tác mới

Trong một tuần làm việc tại Nhật Bản, đoàn công tác do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao làm Trưởng đoàn lần lượt tham gia Hội nghị Chính quyền địa phương và khu vực Đông Á “Phát triển vùng và cộng động” tại tỉnh Nara và làm việc với tỉnh Nara. Sau đó, đoàn tiếp tục làm việc với tỉnh Kyoto, TP. Takajama, tỉnh Gifu và tỉnh Yokohama.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao (bên phải) cùng ký biên bản hợp tác với ông Hajime Furuta (tỉnh trưởng Gifu)

Qua chuyến công tác, nhiều hợp tác mới được tỉnh Thừa Thiên Huế ký kết với các đối tác Nhật Bản. Tại tỉnh Nara, thông qua Hội nghị Chính quyền địa phương và khu vực Đông Á, Thừa Thiên Huế giới thiệu tiềm năng, thế mạnh về du lịch đến các đối tác tham gia hội nghị. Đoàn gặp mặt với lãnh đạo tỉnh Nara, trao đổi một số thông tin và thống nhất tăng cường hợp tác trong thời gian đến.

Tại Kyoto, sau 3 năm đặt mối quan hệ, 2 năm ký kết hợp tác với nhiều kết quả tích cực, hai bên cùng ký một biên bản hợp tác mới, có tính sâu rộng, đa ngành hơn; trong đó, xoay quanh hai vấn đề chính mà hai tỉnh có sự tương đồng: hợp tác phát triển du lịch và bảo tồn di sản. hai bên đã thống nhất tăng cường hỗ trợ xúc tiến du lịch; tận dụng mọi kênh thông tin, đưa các clip quảng bá du lịch của hai địa phương đến với người dân; thường xuyên đưa các đoàn famtrip, freestrip hai địa phương khảo sát với nhau; thông tin cho nhau khi hai địa phương có tổ chức các lễ hội để hai bên đưa đoàn nghệ thuật sang biểu diễn… Thừa Thiên Huế đề nghị Kyoto hỗ trợ các kinh nghiệm trong bảo tồn di sản, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý du lịch, mở các lớp bồi dưỡng cho lao động trực tiếp trong ngành du lịch của Huế.

Trong chuyến công tác, tỉnh Thừa Thiên Huế ký biên bản hợp tác với tỉnh Gifu. Đây là biên bản hợp tác đầu tiên giữa hai địa phương chỉ sau 4 tháng đặt quan hệ (7/2016). Hợp tác giữa hai địa phương trên 5 lĩnh vực: du lịch, bảo tồn giá trị văn hóa, giáo dục, thương mại và nông nghiệp. ký kết này sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp tỉnh Gifu mạnh dạn xúc tiến đầu tư vào Thừa Thiên Huế. Cũng tại tỉnh Gifu, đoàn công tác làm việc với TP. Takajama - thành phố có những đặc điểm khá tương đồng với Huế. Lãnh đạo TP. Takajama đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong việc làm du lịch, bảo tồn, quốc tế hóa di sản trong việc bảo tồn… TP. Huế và Takajama đã có những cam kết hợp tác trên 3 lĩnh vực: du lịch, y tế và giáo dục.

đoàn công tác cũng đã làm việc với tỉnh Yokohama, hai bên thống nhất tăng cường hoạt động quảng bá du lịch cho nhau, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào hai địa phương. Phía Yokohama tiếp tục hỗ trợ Thừa Thiên Huế nâng cao năng lực sản xuất nước sạch, phát triển nội lực, có sức cạnh tranh sang Lào và Campuchia.

Du lịch chữa bệnh cho khách Nhật

Nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là thị trường khách truyền thống, lượng khách đến Huế giữ ổn định 4-5% thị phần khách quốc tế. Theo ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh, nhu cầu đi du lịch của khách Nhật Bản rất đa dạng. Khách Nhật được xem là dòng khách sang, chi tiêu nhiều, trong đó luôn ưu tiên đi du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe.

Khách Nhật Bản đến Huế du lịch

Ông Phan Thiên Định, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hai bên sẽ tăng cường hợp tác về y tế. Huế sẽ là điểm đến chăm sóc sức khỏe cho người Nhật khi sang du lịch. Điều này có tính khả thi cao, vì người có độ tuổi già ở Nhật Bản nhiều, nhu cầu chăm sóc sức khỏe rất lớn và Huế có đủ điều kiện để đáp ứng được nhu cầu này. Tại đây, một biên bản hợp tác giữa đại học Kyoto và Trường đại học Y Dược Huế được ký kết. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế có thể mở các viện dưỡng lão để khách Nhật sang nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe.

Theo ông Lê Hữu Minh, Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch, thêm một nội dung quan trọng đã được hai bên xác định là phía các đối tác Nhật Bản hứa hẹn sẽ tăng cường thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Thừa Thiên Huế nhiều hơn, đồng thời, Nhật Bản cũng sẽ lấy Huế là trung tâm quảng bá, nhằm đưa khách Việt Nam sang Nhật Bản du lịch nhiều hơn.

năm 2017 được xác định sẽ có nhiều hoạt động để tiến tới sự kết nối chặt chẽ hơn giữa TP. Huế nói riêng và Thừa Thiên Huế nói chung với các tỉnh, thành Nhật Bản. Với sự hợp tác mang tính toàn diện này, hứa hẹn trong thời gian đến, một số lĩnh vực của Huế sẽ có bước phát triển mới, nhất là đối với ngành du lịch.

Cũng tại Nhật Bản, đoàn công tác đã làm việc với Tập đoàn Kaiokai. Theo đó, Thừa Thiên Huế sẽ tạo các điều kiện để tập đoàn tiếp tục sang đầu tư tại Huế đồng thời, giới thiệu thêm cho Huế các doanh nghiệp khác.

Đức Quang

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Thông tin doanh nghiệp
Bất chấp suy thoái, thị trường văn phòng phẩm thông minh mỗi ngày kiếm hơn 35 tỷ đồng?

Sau năm 2022 cực kỳ thành công khi cả doanh thu và lợi nhuận đạt giá trị 487,1 triệu USD (BlueWeave Consulting), tưởng chừng thị trường văn phòng phẩm và thiết bị văn phòng Việt Nam sẽ tận dụng đà hồi phục để bùng nổ hơn nữa trong năm 2023 nhưng báo cáo tài chính của ngành hàng này vừa cho thấy kết quả ngược lại.

Bất chấp suy thoái, thị trường văn phòng phẩm thông minh mỗi ngày kiếm hơn 35 tỷ đồng

TIN MỚI

Return to top