ClockChủ Nhật, 13/07/2014 09:30

Một Huế trên cao nguyên

TTH - Ghé thăm người Huế di cư lên Tây Nguyên lập nghiệp từ sau ngày giải phóng, sẽ nhận được tình cảm ấm áp của bà con luôn đau đáu nhớ về quê cũ.

Địa điểm đánh dấu việc một bộ phận người Huế vào khai sơn vùng đất này là rừng Thanh Niên ở xã Phú Xuân (Đak Lak), nơi Binh đoàn Thanh Niên thưở hồi mới vào khai phá. Hiện rừng thu hẹp đáng kể, thưa, song vẫn còn một số cây lớn. Chưa nói đến loài gỗ quý, ngay gốc sấu vài trăm tuổi to đùng chắc cũng hiếm thấy ở vùng đất nhiều sấu như Hà Nội. Tiếp đó là loài cây quý như gỗ sao cát, người dân bảo hễ nó rụng hoa là có mưa dầm. Rồi đến những loài ăn quả như cây trứng gà rừng trái nhỏ bằng ngón tay cái, cây khế rừng.... Năm 2010, một trận bão lớn đã quật ngã một số cây giá trị. Phía sau hông của khu rừng có hồ thủy lợi nhỏ, xưa vốn chỉ là mội nước đủ để tắm giặt. Hiện nay UBND xã Phú Xuân cho dựng một ngôi nhà sàn truyền thống để tiện cho việc giao lưu, tiếp khách và tổ chức lễ hội. Mỗi dịp xuân về, không gian nơi đây là điểm vui chính, người người tụ về đông hơn cả ở sân vận động xã. Những hôm tiếp các đoàn khách xa hay đồng hương đến càng vui hơn với đêm lửa trại, giao lưu hát hò, đọc thơ và cùng quây quần nướng bắp vừa ăn vừa ôn lại những kỷ niệm gần 40 năm gắn bó.

Dưới tán rừng Thanh Niên hôm nay

Những ngày người Huế mới lên vùng đất đỏ thật bỡ ngỡ, nhìn đâu cũng chỉ rừng nối rừng; hầu hết đều dựng nhà tạm bợ tranh tre, không một ngôi nhà nào lợp tồn, nhiều hộ còn phải chung nhau một ngôi nhà. Kinh tế chủ yếu dựa vào trồng đậu, mè, bắp, lúa nước còn ít. May nhờ đất tốt, khoai lang trồng ra nhiều củ to bằng heo con; có người trồng sắn dây ở hàng rào, năm sau bới lên thấy củ lớn bằng bắp chân, cân lên hơn 4kg. Tuy vậy đời sống vẫn chật vật. Rồi hạn hán mất mùa, vào năm 1978, quá nửa số dân đành phải bỏ đi nơi khác kiếm kế sinh nhai. Cuộc sống chỉ phần nào khấm khá từ lúc phong trào trồng cà phê rộ lên. Giai đoạn đầu do dân trồng tự phát vào khoảng năm 1982; đợt sau trên cơ sở của khoán 10 vào những năm 86, tính công ăn điểm cho đến lúc kết thúc giai đoạn bao cấp, làm ăn tập thể. Đến nay giá tiêu lên, người dân giảm bớt diện tích cà phê để trồng tiêu. Có hộ vun mấy chục ngàn gốc, thu hoạch chục tấn mỗi mùa. Nhiều gia đình mua được ô tô, xây hồ bơi trong nhà, cho thấy cuộc sống đã song hành với hưởng thụ.

Huyện Krông Hnăng có 3 xã người dân Huế chiếm phần lớn là Phú Xuân, Tam Giang, Phú Lộc. Xã Phú Xuân gốc là dân thành phố từ quận Nhất gồm Thuận Hòa, Thuận Thành, Thuận Lộc; quận Nhì gồm Phú Hòa, Phú Hiệp, Phú Cát, Phú Thạnh, Phú Thuận; quận Ba gồm Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh,… Xã Tam Giang dân bắt nguồn dọc theo vùng biển Quảng Điền, Phong Điền. Còn xã Phú Lộc dân chủ yếu từ Nong, Truồi, Cầu Hai. Họ mang lên cao nguyên nhiều món ăn thức uống làm kế mưu sinh như bánh bèo Hương Sơ, bánh nậm, bánh gói; bún Vân Cù, bún bò An Cựu, rượu làng Thanh Hương... Theo thời gian, các món ăn cũng biến đổi để phù hợp hơn với khí hậu và khách từ các tỉnh khác nhập cư, song cơ bản vẫn đậm đà vị Huế. Dân Tam Giang, Phú Lộc vốn quen lao động từ quê nhà nên vào vùng đất mới khai hoang thuận lợi, có nhà làm đến 7, 8 sào ruộng là thường. Cực nhất vẫn là dân thuộc xã Phú Xuân, bởi họ vốn xuất thân từ thành phố, lao động chân tay chưa quen. Ngày đầu mới lập xã có khoảng chục sinh viên đang học dở cùng gia đình theo chương trình đi kinh tế mới. Từ nhỏ chỉ biết cầm cây viết, đâu biết đến cái cuốc tượng là gì. Về sau họ nhận được việc phù hợp như tính toán sổ sách, chấm công điểm, dạy bổ túc văn hóa...
Xã Phú Xuân trước đây toàn người Huế, sau này góp mặt thêm dân di cư từ Nghệ An, Hà Tĩnh. Toàn xã có 9 trường học từ mẫu giáo đến cấp 2, và một trường cấp ba, nhiều gấp đôi ở xã Tam Giang. Xã nay có gần 19 ngàn dân, người Huế chiếm một nửa. Từ những ngày đầu đường sá lầy lội chật hẹp, xe đạp cũng khó kiếm, nay đã khang trang, sạch đẹp. Tâm lý người Huế nói chung là hễ có chút của liền nghĩ ngay đến việc cho con cái ăn học. Nếu ở xã Phú Lộc giàu lên nhờ trồng tiêu thì ở Phú Xuân sự giàu được hiểu theo nghĩa tinh thần, qua việc đầu tư cho con sớm có nghề nghiệp. Thay vì lựa chọn Đại học Tây Nguyên dễ hơn, nhiều con em ở xã Phú Xuân đã thi đậu Đại học Y khoa Huế, học đến nơi đến chốn và trở thành những bác sĩ giỏi phục vụ đồng bào dân bản.
Ở xã Phú Xuân có một Câu lạc bộ thơ Đường. Ban đầu chỉ là tự phát, làm thơ đọc cho nhau nghe vào dịp lễ, Tết vừa có dịp ôn lại chuyện xưa, thăm hỏi nhau, vừa động viên nhau về mặt tinh thần lúc nhàn rỗi. Xã Phú Xuân có ngôi chùa Kim Quang, thời gian đầu vốn là Niệm Phật đường do người Huế đóng góp dựng lên, người góp vàng bạc, ai nghèo thì góp tấm tồn lợp mái. Hễ có người trong đạo tràng qua đời, các Phật tử đều quyên góp và cùng quý thầy trong chùa đến làm lễ cầu siêu, tiễn đưa về nơi an nghỉ; những ngày lễ trọng, ít nhiều vật chất sẽ được đưa đến tay những Phật tử có gia cảnh túng khó. Đại lễ Vesak vừa qua được tổ chức tại chùa Kim Quang, đại diện cho toàn huyện; Phật tử và người dân từ các xã có dịp hội tụ về hành lễ, gặp gỡ khiến tình đồng hương đồng bào thêm gắn kết.
Người Huế dẫu xa nguồn cội vẫn luôn nhớ về. Vào dịp lễ tết, kỵ giỗ ông bà họ lại khăn gói trở lại cố hương. Sự đùm bọc lẫn nhau là nét đẹp được người Huế giữ gìn như giữ lửa suốt thời gian luân lạc trên vùng đất đỏ badan nhiều nắng gió.
Trần Nguyên Sỹ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi động mùa du lịch “Huế - Chào hè 2024”

Tối 19/4, tại phố đi bộ đường Hai Bà Trưng (TP. Huế), Sở Du lịch tổ chức sự kiện “Huế - Chào hè 2024”. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Festival Huế 2024, nhằm tạo không khí tươi vui, phấn khởi, chào đón một mùa du lịch hè hấp dẫn, đồng thời tạo hiệu ứng truyền thông thu hút khách du lịch đến tham quan tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến dự chương trình có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Khởi động mùa du lịch “Huế - Chào hè 2024”
Giữ gìn hình ảnh du lịch Huế: Mạnh tay nhưng cần sự chung tay

Huế được biết đến với một điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn nhưng đâu đó vẫn còn tồn tại nhiều “con sâu” làm rầu môi trường du lịch. Những vụ việc "chặt chém", "chèo kéo" khách làm du lịch Huế mất điểm trong mắt du khách, dù đã được cơ quan chức năng phát hiện và xử lý kịp thời. Sự kiên quyết, mạnh tay từ chính quyền địa phương và ngành du lịch thôi là chưa đủ, muốn giữ gìn hình ảnh du lịch Huế, rất cần sự chung tay từ các cấp, ngành, người dân.

Giữ gìn hình ảnh du lịch Huế Mạnh tay nhưng cần sự chung tay
Nâng cao kỹ năng quảng bá, xúc tiến du lịch cộng đồng

Lớp tập huấn quảng bá, xúc tiến các sản phẩm du lịch thông qua kỹ năng xây dựng video, clip do TX. Hương Thủy tổ chức diễn ra ngày 17/4 tại xã Dương Hòa. Đông đảo cán bộ, hội viên Chi hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, chủ cở sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thị xã tham dự.

Nâng cao kỹ năng quảng bá, xúc tiến du lịch cộng đồng
Sẵn sàng cho mùa du lịch biển

Khởi động mùa du lịch biển và chương trình “Thuận An Biển gọi năm 2024”, tại bãi tắm Thuận An, UBND TP. Huế và phường Thuận An đã và đang hoàn thiện hạ tầng, chỉnh trang khuôn viên bãi tắm cũng như kiện toàn các tổ bảo vệ, cứu hộ… nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và du khách.

Sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Return to top