ClockThứ Tư, 01/04/2015 07:12

Nâng cấp không gian nội thất Duyệt Thị Đường

TTH.VN - Lễ khánh thành không gian trưng bày và khai trương hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Duyệt Thị Đường – Đại Nội được Trung tâm BTDTCĐ Huế tổ chức chiều 31/3.

Với mức đầu tư khoảng 500 triệu đồng, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế đã làm mới nhiều nội dung trong không gian nội thất của Nhà hát Duyệt Thị Đường.


Biểu diễn Đại nhạc trong Duyệt Thị Đường

Duyệt Thị Đường được xem là nhà hát cổ xưa nhất Việt Nam. Hiện nay, nhà hát được sử dụng làm sân khấu chính để các diễn viên, nhạc công của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế giới thiệu đến du khách các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gồm: Nhã nhạc, Múa cung đình và Tuồng cung đình.

Duyệt Thị Đường được xây dựng năm 1826 dưới triều vua Minh Mạng. Đây là là nhà hát của hoàng cung, nơi dành cho vua và những người trong hoàng tộc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là nghệ thuật tuồng cổ. Ngoài ra, đây cũng là nơi trình diễn nghệ thuật chiêu đãi sứ thần các nước.

Trải qua gần 200 năm, dưới sự tác động của thiên nhiên khắc nghiệt và sự tàn phá của chiến tranh, nhà hát Duyệt Thị Đường đã gánh chịu nhiều hư hỏng nặng nề và đã được trùng tu, sửa chữa, phục chế nhiều lần (từ năm 1995 đến năm 2002). Đến tháng 3/2003, nhà hát chính thức đi vào hoạt động, phục vụ du lịch.

Trong đợt nâng cấp lần này, sân khấu biểu diễn được chỉnh lý phù hợp hơn và nội thất cũng được chỉnh trang toàn bộ. Trong đó, nổi bật nhất là việc làm mới hệ thống trưng bày giới thiệu ba loại hình nghệ thuật tiêu biểu đang được bảo tồn, gìn giữ và phát huy tại đây, gồm: Nhã nhạc, Múa cung đình và Tuồng cung đình.

Nội dung trưng bày được thể hiện qua nhiều hình ảnh tư liệu, trang phục, nhạc cụ, mặt nạ tuồng, cùng nhiều tài liệu liên quan khác. Bên cạnh đó, chương trình trình diễn phục vụ du khách tại sân khấu Duyệt Thị Đường cũng được đầu tư dàn dựng lại một cách công phu, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và đáp ứng yêu cầu trong công cuộc bảo tồn và phát huy các loại hình di sản phi vật thể Cố đô Huế.


Không gian trưng bày mặt nạ Tuồng cung đình

Trong nhiều điểm mới được đầu tư nâng cấp lần này, chi tiết được nhiều người đồng tình nhất là quy định bất cứ ai muốn vào bên trong Duyệt Thị Đường đều phải để giày, dép bên ngoài cửa. Bên trong, toàn bộ nền đều được trải thảm đỏ sang trọng, lịch sự.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế, chia sẻ: “Hy vọng sau đợt nâng cấp này, Duyệt Thị Đường sẽ trở thành điểm tham quan hấp dẫn trong hành trình của du khách khi đến với Hoàng cung Huế. Với không gian nội thất và các chương trình nghệ thuật biểu diễn ở đây, chúng tôi mong muốn đem đến cho du khách sự trải nghiệm như được sống trong không gian văn hoá nghệ thuật của Hoàng cung Huế cách đây cả trăm năm”.

Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Núi Bân & lễ hội Quang Trung tại Huế

Cùng với Hà Nội và Bình Định, Huế tự hào có khu tưởng niệm và lễ hội Quang Trung gắn với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Núi Bân  lễ hội Quang Trung tại Huế

TIN MỚI

Return to top