ClockThứ Hai, 01/09/2014 14:28

Nhiều tiềm năng nhưng chưa hút khách

TTH - Thừa Thiên Huế có trên 500 di tích lịch sử cách mạng, lưu niệm danh nhân và sự kện lịch sử. Nếu không được đầu tư khai thác một cách bài bản, chuyên nghiệp, loại hình du lịch này sẽ chỉ ở dạng tiềm năng.

Phong phú

Lưu giữ gần 30 nghìn hiện vật, Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng là điểm đến không thể bỏ qua cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử đấu tranh anh dũng của quân, dân Thừa Thiên Huế. Thăm Bảo tàng Lịch sử & Cách mạng cùng cậu con trai, Martin - một du khách đến từ Úc chia sẻ: “Đây là cơ hội quý để tôi hiểu thêm về chiến tranh, về lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những tấm hình, hiện vật trưng bày ở đây cho thấy điều mà các thế hệ trước của dân tộc các bạn đã làm được thật phi thường. Đây cũng là một trải nghiệm tốt cho con trai tôi trong những bài học lịch sử”.

 

Mấy năm nay, di tích lịch sử lưu niệm tội ác Chín Hầm cũng là một điểm đến thu hút du khách. Với sự đầu tư của Công ty CP du lịch Hương Giang, vùng đất hoang tàn cỏ dại ngày nào trở thành một khu du lịch sinh thái, tham quan di tích quốc gia. Cùng với tượng đài bất khuất, sân hành lễ, nhà tưởng niệm, nhà đón tiếp..., Công ty du lịch Hương Giang đã “phủ xanh” khu vực di tích Chín Hầm bằng cây cỏ, tạo nên cảnh quan thiên nhiên hữu tình hài hòa với cảnh sắc hùng vĩ của vùng đồi núi Thiên Thai. Với vị trí gắn liền với các di sản văn hóa, khu di tích Chín Hầm có ưu thế kết nối để trở thành một điểm đến hấp dẫn.

Chiến khu Hòa Mỹ ngày nay không chỉ là điểm đến của các dịp hành hương về nguồn. Với những di tích lịch sử, với tiềm năng du lịch văn hóa sinh thái lý tưởng, như: Khe Me, khe A Đon, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Pakô, Pahy, Vân Kiều, đây là địa điểm du lịch văn hóa lịch sử và du lịch sinh thái hấp dẫn. Về với Hòa Mỹ, du khách có dịp hồi tưởng một thời hào hùng của quân, dân Thừa Thiên Huế và cảm nhận những đổi thay, nét đẹp trên chiến khu xưa.

Kén khách

Ông Trần Viết Lực, Trưởng phòng Quy hoạch và Phát triển Du lịch – Sở VH-TT&DL cho biết, tiềm năng du lịch của các di tích, địa danh lịch sử ở Thừa Thiên Huế là không nhỏ, đặc biệt là các di tích liên quan đến cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Tuy nhiên, trong số các dòng sản phẩm du lịch của Thừa Thiên Huế, du lịch địa danh lịch sử chưa phát triển mạnh.

Theo bà Dương Thị Công Lý, Giám đốc Chi nhánh Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam - Hà Nội tại Huế, loại hình du lịch địa danh lịch sử rất kén khách, chỉ dành cho những đối tượng có nhu cầu về lịch sử. Mỗi năm, Công ty Du lịch Việt Nam - Hà Nội đón khoảng 10 đoàn khách từ 2 đối tác ở Úc và Mỹ chuyên đưa khách là những cựu chiến binh đã từng tham chiến ở miền Trung Việt Nam đi tham quan các địa danh lịch sử. Tuy nhiên, họ là cựu chiến binh, đã lớn tuổi nên sẽ không bền vững.

Việc phát huy giá trị của hệ thống các di tích lịch sử cách mạng trong lĩnh vực du lịch gặp nhiều khó khăn. Việc kết nối tour, tuyến chưa phát triển mạnh. Ông Cao Huy Hùng - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng cho hay: “Do các di tích nằm rải rác nên việc quy hoạch đưa vào các tour tuyến rất khó khăn, không giống như quần thể di tích Cố đô Huế. Mặc dù tỉnh đã cố gắng phá thế chia cắt giữa các vùng nhưng rất khó để nối các điểm di tích với nhau trong một tuyến tham quan đồng bộ, khép kín. Việc gắn giữa tham quan các di tích lịch sử cách mạng với du lịch sinh thái cũng chưa có quy hoạch đồng bộ”.

Liên quan đến vấn đề này bà Công Lý cho rằng, tiềm năng của các địa danh lịch sử là có nhưng chưa được khai thác. Sự đầu tư cho các địa danh lịch sử để phát triển du lịch chưa được quan tâm, hiện vẫn chưa có sự kết nối giữa các điểm di tích lịch sử cách mạng với nhau. Công tác quảng bá những điểm đến này chưa được đẩy mạnh, cơ sở vật chất, dịch vụ cũng chưa hấp dẫn. Với đối tượng khách đang còn lưỡng lự, khi quảng bá hình ảnh, họ thấy sơ sài quá nên khó hấp dẫn.

Thổi hồn vào tour

Bà Công Lý kể, ở một số nước, khi tổ chức tour về địa danh chiến tranh, họ có những trải nghiệm thực sự ở di tích với những nhân chứng, vật chứng sống động. Còn ta mới dừng lại ở việc đến tham quan, nhìn rồi về thì khách có thể chỉ hiểu lơ mơ về lịch sử, không có sự trải nghiệm cũng không có mô hình chiến đấu gì ở đó nên khó thu hút. Khi tổ chức tour, công ty của chị phải tự tìm những người am hiểu về lịch sử, những nhân chứng sống từng chiến đấu ở địa danh ấy kể chuyện lịch sử cho khách để thổi hồn vào tour.

Theo ông Trần Viết Lực, muốn mở 1 tour địa danh lịch sử, bên cạnh sự đầu tư, cần phải nghiên cứu kỹ đối tượng sử dụng sản phẩm du lịch này để có chính sách phù hợp hơn. Bà Lý đưa ra ý tưởng: “Có thể kể câu chuyện về lịch sử bằng các địa danh, di tích lịch sử. Kết nối các điểm này lại tạo thành câu chuyện liên tục, thành mạch để dẫn dắt khách đi từ đầu đến cuối câu chuyện và kết thúc ở một điểm nào đó về du lịch sẽ tạo hứng thú cho du khách. Bên cạnh đó cần tạo cho khách sự trải nghiệm. Ví như đến thăm đồi Thịt Băm (A Lưới), khách cần được thấy những vật chứng của chiến tranh, như: những cái nón, mũ, hầm, hào...; được chui xuống hầm, đội mũ rơm, đi trên những cầu phao tránh bom để trải nghiệm mới tạo sự hứng thú.

Theo ông Cao Huy Hùng, muốn phát triển du lịch qua những địa danh lịch sử không đơn giản chỉ cần ngành Bảo tàng, Sở VH-TT&DL mà cần có sự đồng bộ của cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa, cơ quan bảo tồn di tích và các địa phương trên địa bàn. Phải đưa hoạt động bảo tồn, tôn tạo di tích vào trong kế hoạch phát triển chung của vùng miền và các địa phương mới giải quyết được bài toán giữa bảo tồn với phát triển, giữa bảo tồn với phát huy các giá trị của di tích, địa danh lịch sử cách mạng trong công tác tuyên truyền giáo dục thế hệ trẻ.

Minh Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếc cho một điểm dừng chân thơ mộng

Trong khi vườn hoa hướng dương toả sắc vàng nằm ở khu đất cạnh lòng hồ Khe Ngang thuộc thôn Chầm (phường Hương Hồ, TX. Hương Trà) được người dân, du khách đến tham quan trầm trồ khen ngợi thì chủ nhân của nó lại ngậm ngùi vì vườn hoa sẽ bị tháo dỡ trong nay mai.

Tiếc cho một điểm dừng chân thơ mộng
Suối Tiên – không gian nguyên sơ hấp dẫn du khách

Suối Tiên – một trong những không gian du lịch còn khá hoang sơ nằm sâu trong lòng hồ Thủy Yên thuộc xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc không chỉ có cảnh sắc thơ mộng, sự bình yên vốn có của núi rừng thời gian gần đây trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách gần xa.

Suối Tiên – không gian nguyên sơ hấp dẫn du khách
Du lịch Thủy Yên: Trải nghiệm lòng hồ và suối thác hoang sơ

Không chỉ là công trình thủy lợi phục vụ cấp nước tưới cho hàng ngàn hecta lúa và hoa màu, hồ Thủy Yên nằm trên địa bàn xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc giờ đây nổi tiếng là điểm đến du lịch. Từ dưới chân hồ, những chiếc thuyền du lịch đón khách ngắm cảnh giữa lòng hồ, ngược theo dòng nước đi sâu vào những suối thác với vẻ đẹp thơ mộng hoang sơ.

Du lịch Thủy Yên Trải nghiệm lòng hồ và suối thác hoang sơ
A nor hút khách gần, xa

Từ một địa điểm hoang sơ, thác A nor (xã Hồng Kim, huyện A Lưới) trở thành điểm đến hấp dẫn khi du khách ghé thăm miền sơn cước này. Mô hình du lịch cộng đồng tại đây đã tạo ra sinh kế cho người dân.

A nor hút khách gần, xa
Tây Nguyên mùa nắng nhẹ

Cuối tháng mười, tôi bắt gặp những hình ảnh xưa cũ ở những đô thị Tây Nguyên vừa như đang ngái ngủ vừa như đang cựa mình. Những hình ảnh thấp thoáng sau vạt nắng nhẹ sắp sửa mùa khô vốn chỉ đủ sưởi ấm một nửa tán lá cây. Nửa còn lại đương ủ sương chưa vội tan đi.

Tây Nguyên mùa nắng nhẹ
Return to top