ClockThứ Năm, 18/08/2011 09:21

Những họa tiết khắc trên Cửu đỉnh - kỳ 12

TTH - 2. Nhân đỉnh - Đỉnh đặt hàng thứ nhất bên trái tượng trưng cho lòng nhân ái – (Tiếp theo)

Lâu Thuyền

12. Lâu Thuyền, một loại thuyền lớn đóng bằng gỗ tốt có tầng lầu rất đẹp được chế tạo dưới triều vua Gia Long và Minh Mạng. Loại thuyền này thường chỉ được dùng cho nhà vua và hoàng gia, các quan đại thần hộ giá đi lại trên sông Hương hoặc xa lắm cũng chỉ ra đến vùng Quảng Trị, Quảng Bình hoặc vào Quảng Nam. Thuyền có tầng lầu(29) chính là thành tựu nổi bật nhất của ngành đóng tàu thuyền nước ta dưới thời nhà Nguyễn ở thế kỷ XIX.

Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, nhà vua cho chạm hình tượng chiếc thuyền lầu lên Nhân đỉnh.

(29). Đại Nam thực lục chính biên, Sđd, phiên là loại thuyền nhỏ?

Phổ Lợi Hà

13. Phổ Lợi Hà, tức sông Phổ Lợi, dân gian quen gọi là sông Chợ Nọ. Sông ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nguyên xưa chỉ là một con ngòi nhỏ, năm Minh Mạng thứ 17, cho đào tiếp và mở rộng từ địa phận các làng Phò An và Diên Trường dài hơn 330 trượng, phía trên thông với sông cũ La Ỷ, phía dưới giáp với đường sông Diên Trường; ở hạ lưu sông Diên Trường lại cho đào thêm một đoạn dài hơn 130 trượng thẳng đến sông cũ La Ỷ, dưới tiếp với đường sông Diên Trường chảy vào sông lớn (sông Hương) để ra cửa biển Thuận An. Khi đào xong, nhà vua ban cho tên sông Phổ Lợi, trên bờ sông dựng nhà bia và khắc bia đá để ghi dấu (Hiện có sách xuất bản năm 2007 ghi chú là sông Phả Lại?).

Thời mới đào, thuyền bè từ dòng sông Hương theo đường sông này đến cửa biển Thuận An là 25 dặm, so với đường vòng lúc trước gần hơn được 8 dặm. Mặc dù là sông đào, không lớn lắm, nhưng Phổ Lợi có vị trí khá quan trọng trong việc chia nước về mùa lũ, cân bằng thân nhiệt về mùa hạ, cũng như “một hào rãnh” khá quan trọng để bảo vệ cho Kinh thành Huế.

Năm Minh Mạng thứ 17, 1836, đúc xong Cửu đỉnh, khắc hình tượng sông Phổ Lợi vào Nhân đỉnh; tháng 6 năm Thiệu Trị thứ 3, có thơ ngự chế “Quá Phổ Lợi Hà cảm tác” khắc bia dựng cạnh bờ sông; đến năm Tự Đức thứ 8, triều đình cho đắp một con đập trên đường sông ngăn mặn, nước lụt mùa thu thì mở cửa đập, thuyền bè mới qua lại được.

Ngày trước hai bên bờ dòng sông này rất đẹp, nước trong xanh như nước sông Hương và rất sạch. Năm tháng tuổi thơ, khi theo cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc về dạy học ở làng Dương Nỗ, cậu bé Nguyễn Sinh Cung, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh thường cùng nhóm bọn trẻ trong xóm xuống tắm ở bến sông Phổ Lợi trước đình Dương Nỗ. Bà Nguyễn Khoa Bội Lan sinh năm 1916, con gái của nhà thơ nổi tiếng đối vận, nói lái xứ Huế, cụ Nguyễn Khoa Vy, kể rằng: Lúc bà còn làm báo ở Hà Nội, mỗi khi có dịp nói chuyện về Huế, Bác Hồ hay nhắc tới cái bến nước đầy kỷ niệm về tuổi thơ ở làng Dương Nỗ, tức là về cái bến ở con sông Phổ Lợi này.

Con sông Phổ Lợi được đào dưới thời nhà Nguyễn đã đem lại rất nhiều mối lợi thiết thực cho người dân trong vùng. Nhưng tiếc rằng hiện nay vai trò của sông Phổ Lợi đang mai một, nếu không có giải pháp thì sẽ dần dần làm mất đi nguồn lợi của dòng chảy như vốn có.

Cửu

 

14. Cửu, tục danh rau hẹ, còn gọi tên chung nhũ, phỉ tử, cửu thái, hay là khỉ dương thảo, thuộc họ hành tỏi. Nó là một loại rau dễ trồng, dễ sống, thổ nhưỡng tỉnh nào cũng trồng được, có thể dùng làm rau ăn hàng ngày, mùi vị thơm đặc biệt. Theo Đông y, cây hẹ gồm lá và rễ có thể dùng làm thuốc chữa trị các chứng bệnh di mộng tinh, đau lưng, nhức mỏi, bệnh ho của trẻ con, kiết lỵ ra máu, làm thuốc bổ giúp cơ thể tiêu hóa, tốt cho gan và thận, chữa hư khí rất hiệu nghiệm. Riêng những người âm hư hỏa vượng không nên dùng. Hẹ cũng là thứ rau đem lại hương vị từ đồng ruộng Việt Nam.

Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, cho khắc hình tượng cây rau hẹ vào Nhân đỉnh.

(Còn nữa)

Dương Phước Thu

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Núi Bân & lễ hội Quang Trung tại Huế

Cùng với Hà Nội và Bình Định, Huế tự hào có khu tưởng niệm và lễ hội Quang Trung gắn với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Núi Bân  lễ hội Quang Trung tại Huế
Return to top