ClockThứ Tư, 30/03/2011 19:55

Những họa tiết khắc trên Cửu đỉnh - kỳ 2

TTH - 1. Cao Đỉnh - Đỉnh đặt ở chính giữa tượng trưng cho sự vĩ đại

Thông tin liên quan:

>> Những họa tiết khắc trên Cửu đỉnh

TRĨ

2. Trĩ (), tức là con chim trĩ, là loại chim quí. Do đặc điểm tự nhiên, ngày xưa người ta thường bảo, chỗ của nó bay hay đậu là chỗ rất sạch, nghĩa là nơi ấy môi trường trong lành; loài chim trĩ có cá tính rất lạ, nếu chẳng may bị bẫy mắc lưới liền tự tử, nên nó được xem là loài chim có khí tiết ngay thẳng. Chim trĩ trống có mào, đuôi dài, thân nhiều màu sắc, hay chọi nhau. Sách Cầm kinh nói: con nào lông đỏ màu vàng gọi là miết trĩ, lông trắng gọi là hãn trĩ, lông đen gọi là hải trĩ, lông ở trên lưng có nhiều màu sắc gọi là phỉ thúy trĩ, loài giống rất nhiều, nhưng giống chim trĩ trắng là quí hơn cả. Sách An Nam chí chép rằng: Thời vua Thành Vương nhà Chu, người ở xứ Việt Thường sang dâng chim trĩ trắng; thời vua Quang Vũ nhà Hán, các quận Nhật Nam và Cửu Chân đều có dâng chim trĩ trắng. Sách Lễ ký chép rằng: “Chim trĩ bay xuống biển hóa thành con sò”, tức là nói về loài chim này. Xem vậy đủ biết chim trĩ là loài chim quí hiếm ví như “thần điểu” từ ngàn xưa đã có nhiều ở nước ta.
Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, cho chạm hình tượng chim trĩ vào Cao đỉnh.

Theo Sách đỏ Việt Nam, giống chim trĩ có trĩ sao, trĩ đỏ, thuộc bộ gà. Nhìn chung loài chim trĩ có kích thước lớn, đuôi dài, nhất là con đực, bộ lông của nó có nhiều màu sắc đẹp. Cả con mái và con trống đều không có cựa. Chim trĩ sao kiếm ăn và làm tổ ở rừng thường xanh um trên các đỉnh và sườn đồi có độ dốc khác nhau, phổ biến hơn ở dưới 700 mét; chim trĩ đỏ thì chọn nơi thích hợp, quen hơn là vùng đồi núi thấp, không bao xa nương rẫy, không gặp rừng quá rậm.
Chim trĩ là giống chim quí, ở Việt Nam trước đây thường gặp nhiều tại cánh rừng các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Bắc Cạn, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đắc Lắc, Gia Lai, Kontum, Lâm Đồng...
Chim trĩ là loài chim rất có giá trị khoa học cao, thẩm mỹ đẹp. Nó là một loài chim có “nhan sắc” nổi tiếng, được các nước trên thế giới rất ưa chuộng và nuôi nhiều để làm cảnh. Người xưa thường quan niệm, chim trĩ cũng là loài chim đem lại rất nhiều may mắn tốt lành.

Ngày nay, có rất nhiều nguyên nhân khiến rừng bị xâm hại, vì thế mà cá thể chim trĩ ở trên thế giới và Việt Nam còn lại rất ít, có nguy cơ mất giống nòi, nên nó đã được khẩn cấp đưa vào sách đỏ cần được bảo vệ.
MIẾT
3. Miết (), tục danh con trạnh (25); lại gọi con đoàn ngư, hay con hà bá tòng sự. Con trạnh nhìn qua tương tự con rùa, bước đi của nó nặng nề, rù rờ, khập khiễng mà xa đến ngàn dặm cũng tới. Lại có một loại gọi là con nguyên. Các sách xưa chép rằng: con nguyên gần giống con trạnh mà to, thân rộng hơn, có con lớn từ 1 đến 2 trượng, đó là con vật đứng đầu các loài có mai vậy, tục gọi con giải. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức chép rằng: Miết còn có tên nữa là hôn, đầu nhọn mà ở ria có thịt, tính hay cắn, thịt của nó có vị béo và ngon, con nhỏ càng ngon hơn. Nên tục ngữ có câu: “rùa dùng cân, trạnh dùng lạng”, ý nói rùa nên dùng con to, còn trạnh (miết) dùng con nhỏ, thịt mới ngon. Các nhà Đông y xem thịt và máu của con trạnh có nhiều dược tính, bổ dưỡng, có tác dụng nhanh với người lớn tuổi yếu chân, suy lực. Vùng sông nước của xứ nào ở Việt Nam hễ có vực sâu thường có trạnh sống. Lại có giống trạnh (hôn) sống ở biển, giá trị kinh tế rất cao.

Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, cho chạm hình tượng con trạnh vào Cao đỉnh.
Ở Huế bây giờ, có câu chuyện kể về con trạnh, mang màu sắc thần bí, rằng mấy chục năm qua, những người dân hành hương hay sang đò sông Hương, đoạn ngang chân núi Ngọc Trản, để lên điện Hòn Chén dâng hương cầu nguyện Thần nữ Thiên Y A Na và Mẫu Liễu Hạnh, thỉnh thoảng vẫn gặp con vật này nổi lập lờ trên mặt nước để thở, thân hình nó to như “tấm phản”, không hiểu là con gì mà hơi giống rùa, lại trông giống con ba ba. Nên người ta mới có câu: “Đầu ghềnh có con ba ba. Kẻ kêu con trạnh, người la con rùa”, hóa ra con này, tức con trạnh. Tương truyền, dưới triều Đồng Khánh, nhà vua cơ thể bị suy nhược lại hay mê tín, ông tự nhận mình là đệ tử của Nữ thần thờ ở điện này, nên đã cho người đem về thả ở vực sâu dưới chân núi Hòn Chén mấy con trạnh. Bây giờ thì chúng đã quá già. Vì vậy mà nhiều người xem con trạnh cũng là loài “vật thiêng” trong tứ linh. Và cái vực sâu của sông Hương dưới chân Hòn Chén, nơi mà “mấy con trạnh” đang sống cũng được xem là một huyệt chủ rất linh diệu của cuộc đất đã góp phần làm nên vị trí Thần kinh xứ Huế.
(Còn nữa)
Dương Phước Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Núi Bân & lễ hội Quang Trung tại Huế

Cùng với Hà Nội và Bình Định, Huế tự hào có khu tưởng niệm và lễ hội Quang Trung gắn với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Núi Bân  lễ hội Quang Trung tại Huế
Return to top