ClockThứ Bảy, 20/09/2014 04:30

Phát hiện quả chuông thứ 3 của Lễ Trai Đặng Văn Hòa

TTH - Đặng Văn Hòa (1791 – 1856) là bậc khai khoa triều Nguyễn đất Thừa Thiên Huế, và cũng là vị “tứ triều nguyên lão” (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức). Ông có nhiều đóng góp trong việc hộ trì Phật pháp, hòa hợp Thích – Nho. Đối với quê hương Thừa Thiên Huế, ông đã cung tiến 6 quả chuông lớn, 2 bia đá và nhiều câu đối, hoành phi vào các chùa Thanh Lương, Bác Vọng Đông, Bác Vọng Tây, Hiền Sĩ, Hòa Viện, Hà Đồ. Đặng Văn Hòa còn chú tạo và tiến cúng nhiều pho tượng Phật.

Trong số 6 quả chuông đồng do Đặng Văn Hòa cung tiến, trước nay chỉ phát hiện được 2 quả gồm chuông ở làng Thanh Lương, xã Hương Xuân (nay thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) và chuông Thiện Khánh (tức chùa làng Bác Vọng Tây), xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền.

Chuông chùa Thiện Khánh (Bác Vọng Tây).
Bia đá chùa Thiện Khánh (Bác Vọng Tây) do Đặng Văn Hòa soạn. Ảnh: Võ Vinh Quang
Quả chuông chùa làng Hiền Sĩ. Ảnh: Đỗ Minh Điền
Thời gian qua, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phát hiện được quả chuông thứ 3 do Đặng Lễ Trai cung tiến vào chùa Hiền Sĩ vào năm Tự Đức thứ 3 (1850).
Quả chuông này đang được bảo quản tại khu vực hậu liêu của Niệm phật đường Hiền Sĩ (thôn Hiền Sĩ, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền). Chuông chùa làng Hiền Sĩ trang trí bằng hoa văn cách điệu, nét chữ chân trên chuông còn khá rõ. Chuông có tổng chiều cao (tính từ miệng chuông lên đến quai chuông) là 77 cm, nếu không tính quai chuông thì toàn bộ thân cao 57 cm, chiều dài toàn thân 104 cm, đường kính miệng chuông 40 cm và dày 2,1 cm.
Việc phát hiện chiếc chuông thứ 3 của Đặng Lễ Trai trên đất Thừa Thiên Huế góp phần cung cấp thêm cứ liệu để góp phần tìm hiểu một cách khá đầy đủ và sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp kinh bang tế thế cũng như tấm lòng đáng trân quí của Đặng Văn Hòa đối với quê hương đất nước.
Võ Vinh Quang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Núi Bân & lễ hội Quang Trung tại Huế

Cùng với Hà Nội và Bình Định, Huế tự hào có khu tưởng niệm và lễ hội Quang Trung gắn với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Núi Bân  lễ hội Quang Trung tại Huế
Return to top