ClockThứ Sáu, 27/11/2020 15:33

Phát triển kinh tế ban đêm: Thời cơ & thách thức - Kỳ 2: Phá băng tâm lý & quy hoạch chi tiết cụm điểm

TTH - Những quy định về thời gian, loại hình dịch vụ cơ bản được “gỡ trói” khi Huế được chọn thí điểm phát triển kinh tế ban đêm. Quan trọng của Huế thời gian đến là cách làm và làm như thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách, vừa tạo ra đặc trưng riêng.

Thời cơ & thách thức – kỳ 1: Đơn điệu dịch vụ, thành phố yên ắng sau 10 giờ đêm

Huế cần có thêm chợ đêm, phố ẩm thực để hoàn thiện chuỗi dịch vụ

“Cởi trói” cho kinh tế đêm

Nhiều năm qua, câu chuyện phát triển kinh tế đêm nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tiễn lại có những khó khăn lớn, ngay những thành phố lớn cũng vấp phải.

Ông Nguyễn Hữu Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh phân tích, kinh tế ban đêm đang phải chịu những áp lực dẫn đến hạn chế. Thứ nhất là tư tưởng, định kiến bởi nghĩ đến kinh tế ban đêm người ta thường nghĩ đến các hoạt động mà có thể không phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục, văn hóa người Việt. Thứ hai, phát triển kinh tế đêm cũng sợ an ninh ảnh hưởng, không quản lý được.

Đặc biệt ở Huế, các yêu cầu về tính chuẩn mực chính là trở lực khiến các hoạt động, dịch vụ luôn đóng phải cửa sớm. Câu chuyện sau 9 giờ đêm không ra khỏi nhà đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người Huế. Điều này cần có những kế hoạch truyền thông để tạo sự thay đổi trong nhận thức, có một cách nghĩ thông thoáng hơn. Trước hết là chấp nhận các hoạt động khuya hơn, sau đó là tham gia sử dụng các dịch vụ. Tất nhiên, để tạo chuyển biến, không nên khuyến khích phát triển hoạt động sau nửa đêm một cách đại trà mà phát triển có trọng tâm, trọng điểm. Lựa chọn những dịch vụ có nhu cầu cao về ban đêm ở những địa bàn đông khách du lịch. Phải đầu tư bài bản trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển cẩn thận, đồng bộ, dài hạn, có lộ trình phát triển và nguồn lực thực thi phù hợp.

Trong đề án phát triển kinh tế ban đêm mà Thủ tướng phê duyệt, giải pháp đầu tiên được thực hiện là nâng cao nhận thức về lợi ích và rủi ro trong phát triển kinh tế ban đêm. Phát triển kinh tế ban đêm nhất thiết phải vượt qua được rào cản tư duy “không quản được thì cấm” trong các cơ quan quản lý Nhà nước. Nhìn nhận đầy đủ, song không e ngại quá mức vào rủi ro bất ổn an ninh trật tự để bỏ qua các cơ hội để phát triển là yếu tố sống còn. Chỉ khi phá băng tâm lý của người dân và bộ máy quản lý sẽ giúp kinh tế ban đêm đạt thành công bước đầu.

Ông Nguyễn Đình Thuận, Giám đốc Công ty CP Du lịch Đại Bàng nói rằng, có một thực tế là vẫn còn nhập nhằng trong quan điểm phát triển là xây dựng sản phẩm trước, hay có khách trước rồi xây dựng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu. Theo nguyên lý phát triển, sản phẩm, dịch vụ phải hình thành trước, rồi mới quảng bá thu hút khách. Trong đó, Nhà nước cần tạo ra sân chơi, hành lang pháp lý để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư.

Một nút thắt quan trọng không kém được “cởi trói” chính là những quy định đã kìm kẹp kinh tế đêm được thay đổi, chẳng hạn như một số hoạt động không cho phép kinh doanh quá 12 giờ đêm, nay có thể đến 6 giờ sáng hôm sau. Đồng thời, một yêu cầu mới nữa là hoàn thiện chính sách, khung pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển kinh tế ban đêm và kiểm soát rủi ro. Cùng với đó là những quy định hết sức cụ thể về: khu vực hoạt động; sản phẩm ưu tiên phát triển ban đêm; thời gian hoạt động; giấy phép hoạt động; tiêu chuẩn hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể tham gia kinh tế ban đêm.

Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch cho hay, một điều cần được khẳng định là đề án phát triển kinh tế ban đêm, trong đó có Huế vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước ngoặt lớn để phát triển du lịch dịch vụ, thu hút nhiều du khách, tạo việc làm cho người dân. Bên cạnh những góc độ về hiệu quả và lợi ích nhiều mặt về kinh tế, trước khi triển khai, chúng ta cũng phải đánh giá một cách nghiêm túc những những tác động tiêu cực đối với tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đối với môi trường sống của người dân trong khu vực phát triển kinh tế đêm.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ cần được tổ chức nhiều hơn

Làm được “cái bánh” mà khách muốn ăn

Để phát triển kinh tế ban đêm cần phải xây dựng chiến lược và có kế hoạch cụ thể. Đối với ngành du lịch cũng tùy thuộc vào yếu tố quan trọng là tình hình và khả năng khống chế dịch COVID-19 hiện nay. Trên cơ sở nhu cầu và sự cần thiết phát triển du lịch về đêm, nhằm đa dạng hóa các dịch vụ, sản phẩm du lịch góp phần tăng chi tiêu của khách du lịch, cải thiện về hiệu quả kinh tế cho du lịch địa phương.

Quan trọng nhất vẫn là quy hoạch cụm điểm, quy định những nơi sẽ phát triển dịch vụ đêm, nơi nào vẫn giữ nguyên để tạo sự thanh bình, cổ kính đã làm nên thương hiệu cho Huế. Những nơi quy hoạch cần chi tiết các quy định loại hình dịch vụ và gắn kết chuỗi các dịch vụ, điểm đến với nhau, tránh phân tán và manh mún. Sau đó công khai để xã hội hóa tốt hơn.

Ông Lê Hữu Minh cho biết, việc sớm thực hiện phát triển kinh tế đêm, trong đó quy hoạch một cách bài bản, tổ chức quản lý phù hợp là điều cần làm hiện nay. Quy hoạch khu vực phát triển kinh tế đêm gắn với hoạt động du lịch, trong đó tập trung vào các loại hình đặc thù về đêm phục vụ du lịch là phố đêm, phố đi bộ, phố ẩm thực ở khu vực trung tâm TP. Huế, khu vực Đại Nội. Ưu tiên các dự án tập trung vào “Kinh đô ẩm thực”, “Kinh đô áo dài”, du lịch thông minh. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng các phố đêm, phố đi bộ hiện có nhằm đảm bảo hệ thống các dịch vụ như mua sắm, ăn uống, nghệ thuật, vui chơi giải trí sôi động, đặc sắc, đặc trưng của văn hóa và con người Huế.

Xét dưới góc độ du lịch, kinh tế ban đêm sẽ bao gồm phố đêm, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, câu lạc bộ, hộp đêm, các buổi biểu diễn nhạc sống, các hình thức giải trí,… Ông Nguyễn Đình Thuận chia sẻ, đó là những dịch vụ cần nhưng chưa đủ. Nếu kinh tế đêm ở Huế cứ ồn ào, náo nhiệt, vui chơi, mua sắm, phố “đèn đỏ” thì không ổn cho Huế chút nào. Chiến lược phát triển của Huế là một Cố đô thiên về văn hóa, di sản nên sản phẩm cũng nên theo hướng đó. Quan trọng là sản phẩm trải nghiệm văn hóa ban đêm, tái hiện lại đời sống cung đình xưa là phù hợp nhất.

Ông Mai Xuân Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thông tin, Đại Nội về đêm chắc chắn sẽ được khai thác trở lại sau những lần thất bại. Trong Đại Nội về đêm thời gian đến sẽ tăng hàm lượng giá trị phi vật thể nhiều hơn, tính trải nghiệm cao hơn, không ôm đồm, mà sẽ lựa chọn một số điểm, kết hợp với các dịch vụ ở 4 con đường quanh Đại Nội.

UBND TP. Huế đang trong quá trình triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế đêm trên địa bàn thành phố. Theo các chuyên gia, để tránh tình trạng xây dựng sản phẩm những khách không sử dụng cần nghiên cứu, “miếng bánh” ngon nhưng khách lại “ăn kiêng” thì cần khảo sát thị trường, nhu cầu, trước hết là hướng đến người Huế. Bên cạnh đó, học hỏi các mô hình kinh tế đêm đã triển khai, mặt tốt thì phát huy và tránh những nhược điểm.

Du lịch là ngành kinh tế chủ lực trong cơ cấu phát triển kinh tế tỉnh nhà. Trong đó, kinh tế đêm là một phần không thể tách rời của ngành du lịch. Vì thế, các nút thắt về kinh tế đêm cần được tháo gỡ sớm để Huế không còn mang tiếng là “thành phố đi ngủ sớm”.

Hướng dẫn viên Nguyễn Du (tiếng Pháp) cho biết, với khách Tây Âu họ chuộng dịch vụ mang tính thưởng thức hơn là đam mê. Những điểm giải trí mang đậm văn hóa Huế, như ca nhạc, âm nhạc nhẹ nhàng, các show diễn cung đình được du khách thích nhất. Ở Huế thỉnh thoảng có những nhóm nhạc chơi guitar ở phía trước Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong, hay phố đi bộ được khách rất thích, nhưng không được tổ chức thường xuyên do tự phát. Trong khi đó, ở Hội An họ diễn cố định vì được Nhà nước trả lương để duy trì.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

TIN MỚI

Return to top