ClockThứ Ba, 15/10/2019 15:16

Phát triển nông nghiệp đặc sản gắn với du lịch

TTH - Phát triển nông nghiệp (NN) theo hướng đặc sản là định hướng lớn của tỉnh, nhằm phát huy thế mạnh NN.

Sản phẩm làng nghề: Tiêu thụ gắn với phát triển du lịchPhát triển hàng lưu niệm và quà tặng HuếQuảng Điền vào mùa du lịch đầm pháKhởi nghiệp du lịch thông minh trên vùng đất di sản

Mè xửng là một trong sản phẩm đặc sản chủ lực của tỉnh

Nền tảng sản phẩm chủ lực Huế

Thừa Thiên Huế đã ban hành danh mục sản phẩm (SP) chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2020. Theo đó, danh mục SP chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế được phân thành 5 nhóm chính: nhóm ẩm thực Huế; nhóm thủy, hải sản vùng đầm phá; các SP thủy, hải sản chế biến; SP trồng trọt, chăn nuôi; nhóm SP dược liệu; nhóm SP thủ công mỹ nghệ.

Nhiều SP trong số đó đã nổi tiếng gần xa được người tiêu dùng biết tiếng, trong đó 11 đặc sản được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xếp vào top 14 đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Hiện, các địa phương đang tích cực hỗ trợ phát triển các SP chủ lực địa phương gắn với tạo lập, xây dựng và phát triển thương hiệu của từng địa phương. Các ngành đã lồng ghép nhiều chương trình chính sách hỗ trợ như khuyến công, khuyến nông, xây dựng nông thôn mới, chương trình phát triển tài sản trí tuệ, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào phát triển các SP chủ lực địa phương... Nhờ vậy, nhiều SP nông sản như thanh trà Huế, rau má Quảng Thọ, sen Huế, tinh dầu tràm, các loại thủy hải sản và sản phẩm hải sản chế biến, SP nghề và làng nghề truyền thống đã tạo ra lượng giá trị hàng hóa lớn đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Dầu tràm Kim Vui được khách quốc tế quan tâm tại hội nghị thúc đẩy phát triển nông nghiệp

Tuy nhiên, TS. Hồ Thắng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ nhận định, các giải pháp thúc đẩy phát triển các SP nông sản, đặc sản địa phương đang gặp một số khó khăn. Vùng nguyên liệu, mặt bằng sản xuất manh mún, thiếu tính quy hoạch tổng thể. Việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất chế biến SP còn nhiều hạn chế, khả năng thương mại hóa các SP chưa đáp ứng yêu cầu. Quy mô sản xuất của các cơ sở còn nhỏ, thiếu tính liên kết bền vững, năng lực tiếp cận thị trường còn yếu.

Trong khi đó, việc hỗ trợ của các ngành, địa phương trong một số lĩnh vực còn nhiều hạn chế, như hỗ trợ mặt bằng sản xuất, tiếp cận nguồn vốn, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ. Việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh còn chậm. Một số chính sách như đề án tái cơ cấu ngành NN, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào ngành NN, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ… chưa thực sự đi vào thực tiễn sản xuất, tạo động lực cho phát triển khu vực nông thôn.

Tiếp sức

Đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có 65 đặc sản gắn với địa danh Thừa Thiên Huế, trong đó 31 đặc sản được hỗ trợ nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và 1 sản phẩm đã có chỉ dẫn địa lý và 28 nhãn hiệu tập thể được cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Tại hội nghị đối thoại trực tuyến về chương trình tái cơ cấu ngành NN, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, một trong những định hướng phát triển thị trường SP đặc sản Huế trong thời gian tới, chính là gắn phát triển NN đặc sản với du lịch. Theo đó, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh triển khai hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tuyên truyền, quảng bá SP đặc sản đến người tiêu dùng, mở rộng và phát triển hệ thống phân phối trong và ngoài nước. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử vào các hoạt động hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ giao dịch thương mại hàng hóa qua sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế; huy động tối đa các nguồn lực để phục vụ hoạt động thông tin xúc tiến thương mại trên mạng internet.

Tỉnh sẽ tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn, cho các doanh nghiệp nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp, tính sẵn sàng thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại; nâng cao năng lực thiết kế bao bì sản phẩm cho các doanh nghiệp, kỹ năng bán hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu, xây dựng và phát triển hệ thống. Ngoài ra, tỉnh cũng thúc đẩy, xây dựng đề án phát triển ẩm thực Huế và không gian ẩm thực Huế; xây dựng và quản lý thương hiệu các loại hình ẩm thực đặc trưng Huế, hình thành các tour du lịch thưởng thức các món ăn, khám phá, trải nghiệm cách chế biến ẩm thực Huế… Đây sẽ là động lực giúp nền định hình nền nông nghiệp đặc sản gắn với hoạt động du lịch.

Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp du lịch cần có chính sách liên kết, phối hợp quảng bá các sản phẩm đặc sản địa phương. Xây dựng các tour du lịch khám phá vùng trồng, sản xuất đặc sản để du khách gần xa được trải nghiệm, làm cầu nối đưa đặc sản đi xa.

Bài, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh

TIN MỚI

Return to top