ClockThứ Năm, 06/10/2016 13:26

Sẽ chú trọng mảng du lịch tâm linh

TTH - Du lịch tâm linh ở Huế vẫn đang còn ở trạng thái “tiềm năng”. Nếu biết khai thác thế mạnh, du lịch tâm linh ở Huế sẽ bỏ xa các địa phương khác, chứ không phải là lựa chọn theo “bậc thứ” như hiện nay.

Khách ít biết

Thị trường khách của sản phẩm du lịch tâm linh được mở rộng theo thời gian. Đối tượng khách cũng mở rộng hơn. Trước đây, đa số người có độ tuổi trung niên trở lên mới hướng đến tâm linh, nay cả thế hệ trẻ cũng đã tìm đến sự yên bình, tịnh lạc nơi chốn linh thiên.

Du khách đến thăm chùa Linh Mụ. Ảnh: Thượng Hiển

Để phát triển du lịch tâm linh, yêu cầu đầu tiên là phải có những điểm đến. Những điểm này, Huế quá nhiều!. Mỗi lần đến ngày của lễ hội điện Hòn Chén (tháng 3 và tháng 7 âm lịch), lễ vía Phật Bà ở xã Thủy Bằng (thị xã Hương Thủy), lễ hội đền Huyền Trân, lễ Phật Đản hằng năm… mới thấy lượng khách “đổ” về Huế đông đến quá tải. Nhưng sau những ngày đó, các điểm du lịch tâm linh này lại thưa vắng. Lượng khách không ổn định cũng gây khó trong việc xây dựng các dịch vụ hỗ trợ cho các điểm du lịch.

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã là điểm du lịch tâm linh luôn thu hút lượng lớn du khách đến tham quan, vì có quan cảnh đẹp, thanh bình, hòa quyện với thiên nhiên. Tiềm năng để phát triển lớn, song đa số du khách đến “viếng cảnh” là chủ yếu, thắp nén nhang xong thì ra về. Ông Trần Quang Hồng, Giám đốc HTX Dịch vụ Du lịch Thanh niên Lộc Hòa cho hay, hạn chế lớn nhất khi khai thác du lịch là thiếu các dịch vụ, bổ trợ. Thiền viện Trúc lâm Bạch Mã là nơi tu hành, không thể xây dựng các dịch vụ, như nghỉ ngơi, ăn uống và lưu trú ở đó. Còn ở phía bến thuyền, không có quỹ đất, HTX cũng không có đủ kinh phí để xây dựng các công trình. Chỉ cần có thêm dịch vụ ăn chay, sẽ kéo dài thời gian khi du khách đến đây, còn như hiện tại, du khách chủ yếu đến và đi trong một buổi.

Ở một số hãng lữ hành đã và đang triển khai tour du lịch tâm linh, sau một thời gian thì hầu hết ngưng đẩy mạnh. Công ty Footsteps Travels chi nhánh Huế được xem doanh nghiệp triển khai mạnh về sản phẩm du lịch tâm linh, nhưng tour tổ chức trong năm nay rất ít. Ông Vũ Văn Chương, Giám đốc công ty cho hay, nguyên nhân mà các tour tâm linh chưa thể phát triển ở Huế là đa số các điểm du lịch tâm linh du khách đều không biết. Khả năng quảng bá còn hạn chế. Chỉ có điện Hòn Chén, Trung tâm Du lịch Văn hóa Tâm linh Phật giáo Quán Thế Âm, là những điểm mang tính tâm linh thực sự, được nhiều người tin tưởng, truyền miệng nhau.

Ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh đánh giá, thế mạnh du lịch âm linh ở Huế chưa khai thác. Những nơi khác không có tâm linh, hoặc có chút gì đó tâm linh họ cũng biết khai thác, quảng bá cho du khách, Huế chưa làm được việc này; các tour du lịch tâm linh chưa liên kết, còn manh mún, chưa có sự hoàn chỉnh và chưa mang tính toàn diện. Thông thường, tour du lịch tâm lịch phải được đưa lên đầu khi khách đến với Huế, tạo được cảm giác thỏa mái, trút bỏ những ưu phiền để có một chuyến du lịch ý nghĩa. Các tour vẫn chưa làm được điều này.

Phải tạo được niềm tin

Ông Trương Thành Minh, Trưởng phòng Lữ hành, Sở Du lịch cho biết: “Trong du lịch tâm linh, điều quan trọng nhất là làm sao cho khách tin điểm du lịch mà mình đến thực sự tâm linh. Ở Huế có nhiều điểm đến như thế, nhưng chúng ta chưa đẩy mạnh quảng bá yếu tố này, chưa tạo được sự tin tưởng cho du khách. Sở đang có nhiều kế hoạch cụ thể để đẩy mạnh phát triển du lịch tâm linh trong năm 2017. Quan trọng nhất là tạo nên những “cú hích” vào tâm lý của du khách. Điều thuận lợi của Huế là các điểm du lịch tâm linh mang trong mình sự linh thiêng sẵn có, chứ không cần thổi phồng. Đây chính là yếu tố cốt lõi để giữ được nguồn khách ổn định, phát triển bền vững”.

Phát triển du lịch tâm linh không chỉ ở các lữ hành mà trước tiên phải là sự hỗ trợ, định hướng và sâu sát hơn nữa của các đơn vị quản lý Nhà nước. Người địa phương, những người đang quản lý, sở hữu điểm du lịch đó cũng cần cùng tham gia hoạt động du lịch. Một hướng dẫn viên dù giỏi đến đâu cũng sẽ không bằng chính người thầy trong chùa giới thiệu về chính ngôi chùa mà mình đang tu hành. Đây cũng là điều mà du khách mong muốn.

Du lịch tâm linh vẫn đang còn bị một rào cản vô hình nào đó. Theo ông Đinh Mạnh Thắng: “Đã đến lúc nghĩ thoáng hơn về du lịch tâm linh. Du lịch cũng là công cụ để truyền tải chính trị, kinh tế. Nếu ta làm tốt, không chỉ giúp kinh tế phát triển mà còn khẳng định được khả năng quản lý, giúp du khách hiểu hơn về chính trị của đất nước mình”.

Sở Du lịch cho biết, chùa Thiên Mụ là điểm du lịch tâm linh lọt vào tốp 10 điểm tâm linh thu hút khách nhất trên thế giới. Trung bình 3 khách đến Huế thì có đến 2 khách đến chùa Thiên Mụ. Riêng trong năm 2015, có khoảng 2 triệu lượt khách đến viếng cảnh chùa Thiên Mụ.

Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024

Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) vừa dự báo một năm phá vỡ kỷ lục đối với lĩnh vực du lịch và lữ hành trong năm 2024, với mức đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 11,1 nghìn tỷ USD.

Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024
Tạo lợi thế cạnh tranh từ du lịch chuyên đề

Sản phẩm của du lịch chuyên đề thường mang tính đặc trưng, chuyên sâu và kén người làm, nhưng lại tạo lợi thế cạnh tranh có một không hai. Ở Huế, tiềm năng, tài nguyên du lịch là lợi thế để khai thác các sản phẩm du lịch chuyên đề.

Tạo lợi thế cạnh tranh từ du lịch chuyên đề

TIN MỚI

Return to top