ClockThứ Năm, 31/10/2013 05:47

Thêm một tác phẩm chép tay thơ của hoàng đế Minh Mệnh

TTH - Đây là một cuốn sách chép tay có tiêu đề Ngự thi toàn tập ký hiệu Vhv 223 tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. Cuốn sách có 238 trang, từ trang 1 đến trang 100 là chép thơ của vua Minh Mệnh. Những bài thơ này theo nghiên cứu của chúng tôi là được chép lại từ bộ Ngự chế thi sơ tập.

Toàn bộ phần đầu của sách là chép thơ của vua Minh Mệnh, quyển 1 chép 62 bài thơ, quyển 2 chép 99 bài thơ, tổng cộng có 161 bài. Qua so sánh, đối chiếu với bản in thơ Ngự chế tại Viện Hán Nôm thì những bài thơ được chép trong Ngự thi toàn tập có tiêu đề bài thơ, nội dung trùng với bản in.

 

Một trong trang Ngự thi toàn tập

 

 

Về thơ Ngự chế của vua Minh Mệnh có một số lượng lớn được in trong Ngự chế thi từ sơ tập đến lục tập. Đây là những sáng tác của vua Minh Mệnh những bài thơ làm từ năm 1833 đến năm 1840. Tuy nhiên, khi vua Minh Mệnh mất, phần thơ cuối cùng còn hơn 500 bài đã được vua Thiệu Trị sưu tầm và cho khắc in năm 1841. Các bài thơ chép tay trong Ngự thi toàn tập như: Thiên lý kính, Kinh thành đại kì cán, Vịnh sắc cúc, Minh viễn lâu, Vạn Tượng quốc vương khoản quan cập Trấn Ninh nội thuộc thi dĩ chí sự, Bắc Thành thủy hoạn giáng chỉ chẩn tuất thi dĩ chí sự, Đối nguyệt bất lạc, Muộn, Vũ (thất nguyệt thập nhị dạ ), Ngũ sắc anh vũ, Tự huấn.

 

Như vậy, riêng về thơ Ngự chế thi vua Minh Mệnh có đến 6 tập với hơn 3500 bài thơ. Ngoài ra còn có Thiên cơ dự triệu thi, Ngự chế văn sơ tập và Nhị tập, Ngự chế tiễu bình Nam kì nghịch phỉ thi tập, Ngự chế tiễu bình Bắc kì nghịch phỉ thi tập…

 

Đối với vua Minh Mệnh, quan niệm làm thơ không cần khéo, không cần phải cùng với văn sĩ tranh trưởng, mà làm thơ cốt để chiêm nghiệm mưa nắng thời tiết, làm thơ để biết lẽ kính trời, yêu dân và làm cho mình tốt hơn. Có lẽ vì quan niệm đó mà thơ Minh Mệnh có rất nhiều bài thơ về vũ (mưa), tình (nắng), lương (mát), thử (nóng), rất nhiều bài về cây lúa và giá lúa.

Thơ vua Minh Mệnh người ta thấy được cái tình của người làm vua đối với dân, đó là sự lo lắng khi mất mùa lúa hay bị thiên tai thủy hoạn, hay niềm vui khi nghe tin dân được mùa. Đọc thơ Minh Mệnh sẽ cho ta thấy một ông vua làm thơ vì việc nước nhiều hơn là làm thơ để thỏa chí tang bồng như nhiều văn sĩ đương thời.

Nguyễn Huy Khuyến
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Núi Bân & lễ hội Quang Trung tại Huế

Cùng với Hà Nội và Bình Định, Huế tự hào có khu tưởng niệm và lễ hội Quang Trung gắn với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Núi Bân  lễ hội Quang Trung tại Huế
Return to top