ClockThứ Năm, 01/11/2018 07:00

Tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào du lịch

TTH - Nếu có cơ chế, chính sách hỗ trợ tốt, Huế sẽ thu hút được nhiều hơn doanh nghiệp (DN) đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

Mỗi năm một sản phẩm du lịchDoanh nghiệp Nhật Bản khảo sát tuyến điểm du lịch ở HuếPhát triển du lịch thể thaoThách thức & cơ hộiVừa đầu tư, vừa giữ khách

Du khách xuống sân bay Phú Bài để tham quan Huế

Chưa có hỗ trợ cụ thể

Trong thu hút đầu tư nói chung và du lịch nói riêng, việc có những cơ chế, chính sách hỗ trợ sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh; thu hút được những dự án lớn bằng những hỗ trợ tương ứng; DN quyết định đầu tư khi có thể hạn chế được một số rủi ro…

Cơ chế, chính sách ưu đãi đang được nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước xây dựng và áp dụng. Mới đây, nhân chuyến ra Huế công tác, ông Huỳnh Kim Khuê, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển Du lịch tỉnh Đồng Tháp đã tranh thủ kêu gọi đầu tư từ các DN ở Huế. Ông Khuê thông tin, nếu đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, sẽ được hỗ trợ bằng tiền mặt là 50 triệu đồng/phòng; nếu là nhà hàng, hỗ trợ 500 nghìn đồng/m2; nếu đầu tư các nhà vệ sinh công cộng phục vụ du khách, cũng được hỗ trợ 500 nghìn đồng/m2… Ngoài ra, sẽ có thêm những hỗ trợ về mặt bằng, thuế…

Hải Phòng, địa phương vừa ký kết hợp tác du lịch với Huế, cũng thông tin có nhiều hỗ trợ cho DN khi đến đầu tư. Đối với lữ hành, có những hỗ trợ dựa trên số lượng khách mỗi năm đưa đến cho Hải Phòng; đầu tư xây dựng các nhà hàng đạt chuẩn có khả năng phục vụ khách lớn, cũng được hỗ trợ cụ thể tính theo diện tích.

Ông Vũ Huy Thưởng, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. Hải Phòng cho hay, để thu hút đầu tư sân bay và phát triển các đường bay lớn, Hải Phòng có những hỗ trợ về kinh phí ban đầu, khi DN chưa khai thác, như về văn phòng, công tác quảng bá. Cùng với những hỗ trợ cụ thể và thủ tục nhanh chóng, chỉ trong 2 năm qua, Hải Phòng đã thu hút được những nhà đầu tư du lịch lớn nhất Việt Nam và thế giới đến đầu tư, cùng với đó là 5 khách sạn, resort đẳng cấp 5 sao trở lên được khởi công.

Du khách đến Huế đang tăng, cần có thêm những sản phẩm, dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu

Trở lại với Huế, ông Phan Thiên Định, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nay những chính sách ưu đãi đang rơi vào các vùng đặc biệt khó khăn. Những hỗ trợ về giải phóng mặt bằng, hiện tỉnh đang ưu tiên ở các mảng công nghệ thông tin, giáo dục, y tế. Còn ở lĩnh vực du lịch chưa xây dựng được cơ chế hỗ trợ, nhà đầu tư phải tự thực hiện.

Ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh từng chia sẻ, vì sao năng lực cạnh tranh của DN du lịch Huế chưa cao, đầu tư đang còn nhỏ lẻ, chưa thể thu hút nhà đầu tư lớn, các lữ hành lớn ít đặt văn phòng ở Huế… một phần lý do Huế chưa có những chính sách ưu đãi để các DN có thể mạnh dạn bỏ vốn ra nhiều hơn để đầu tư. Trong kinh doanh, DN nào cũng phải mất một thời gian khó khăn ban đầu, tìm kiếm nguồn khách rồi mới có thể hoạt động ổn định.

Tìm giải pháp

Khởi nghiệp, lĩnh vực được tỉnh tập trung đẩy mạnh. Nhưng với khởi nghiệp trong du lịch hiện khó vô cùng bởi nguồn vốn. Không kể đến khách sạn, ngay cả lữ hành hiện cũng khó. Trước đây, để hoạt động lữ hành chỉ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động với Sở Du lịch và báo cáo tình hình định kỳ theo quy định, còn hiện nay phải ký quỹ 100 triệu đồng với kinh doanh lữ hành nội địa. Đây không phải là số tiền nhỏ đối với những người trẻ.

Anh Nguyễn Đình Thuận, Giám đốc Công ty CP Du lịch Đại Bàng cho hay, những hỗ trợ của Nhà nước cho DN lâu nay vẫn có, đó là thủ tục kinh doanh, với thời gian ngắn và đơn giản hơn. Nếu có thêm những hỗ trợ về mặt bằng, thuế và kinh phí như các địa phương khác thì vẫn tốt hơn. Khi đó, DN có thể mạnh dạn vay thêm vốn để đầu tư có quy mô hơn. Nếu không có sự cân đối phù hợp thì lãi suất ngân hàng và thuế sẽ làm cho DN không thể chịu “sức nóng”.

Ông Lê Ngọc Sanh, Chánh Văn phòng Sở Du lịch nhìn nhận, lãnh đạo tỉnh, cơ quan quản lý về du lịch đều nhận ra vấn đề này. Nhưng cái khó đang bó cái khôn. Với nguồn ngân sách còn khá hạn hẹp không thể có những quyết định mang tính “táo bạo” để thu hút đầu tư. Chẳng hạn như cơ chế hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng vừa mới xây dựng, cũng do hạn chế về ngân sách nên đành phải dời sang năm 2019.

Ông Đinh Mạnh Thắng góp ý, tỉnh cần nghiên cứu để có những hỗ trợ trong khả năng. Để thu hút được các lữ hành lớn, đang trực tiếp khai thác dòng khách Tây Âu - Bắc Mỹ mở văn phòng tại Huế, cần hỗ trợ về mặt bằng, ưu tiên những vị trí trung tâm. Sau đó, có thể hỗ trợ về thuế trong thời gian nhất định.

Xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển du lịch là giải pháp tối ưu trong bối cảnh ngân sách còn thiếu. Nguồn quỹ này sẽ được trích từ vé tham quan di tích, nguồn đóng góp từ các DN, khách sạn theo đầu khách… Khi xây dựng quỹ này mới có kinh phí để giúp những DN khởi nghiệp và các hỗ trợ khác. Như đã phân tích ở trên, đối với lữ hành mới hoạt động phải ký quỹ, khi đó có thể lấy nguồn quỹ này để hỗ trợ và quy định trong khoảng thời gian nhất định, DN phải hoàn trả để xoay vòng hỗ trợ cho DN khác.

Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

TIN MỚI

Return to top