ClockThứ Hai, 30/12/2013 11:28

Trao đổi hoạt động dịch vụ, du lịch tại di tích Huế

TTH.VN - Chiều 29/12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức gặp gỡ đại diện lãnh đạo ban, ngành, đơn vị liên quan và các trung tâm lữ hành, khách sạn, dịch vụ du lịch trong và ngoài tỉnh nhằm trao đổi về hoạt động dịch vụ, du lịch tại di tích Huế. Ông Ngô Hòa, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đến dự.

Quần thể di tích Huế đã tạo một sản phẩm du lịch có thương hiệu thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan Huế. Giai đoạn 1993-2000, từ 5 điểm kinh doanh dịch vụ du lịch trong Đại nội Huế, đến nay đã tăng lên 21 điểm từ khu vực Đại Nội đến các lăng Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định với nhiều hoạt động đa dạng phong phú như: biểu diễn nghệ thuật cung đình Huế; bán hàng lưu niệm và chụp ảnh lưu niệm; dịch vụ xe điện, xe ngựa đưa đón khách trong khu vực Đại nội; thuyền Ngự tham quan trên sông Hương và yến tiệc trên thuyền; ẩm thực và thưởng thức biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (Đại Nội)...


Khách du lịch đến tham quan di tích Huế ngày càng đông trong thời gian diễn ra “Tuần lễ vàng du lịch Di sản Huế”

Giai đoạn 2003-2013, Trung tâm đã tích cực đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở và nhiều hoạt động dịch vụ du lịch tại di tích Huế với nguồn doanh thu từ bán vé đạt khoảng 61,5 tỷ đồng. Trong năm 2013, Trung tâm thử nghiệm chương trình “Tuần lễ vàng du lịch tại di sản Huế” nhưng đã thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan di sản Huế ngày càng đông hơn. Tính từ đầu năm 2013 đến ngày 29/12/2013, Trung tâm đã thu từ nguồn bán vé tại các điểm di tích đạt 126,2 tỷ đồng, tăng 20,6% so với năm 2012, vượt 21,2 tỷ đồng so với kế hoạch.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các ban ngành, các trung tâm lữ hành, khách sạn dịch vụ du lịch đã nêu những hạn chế như, hạ tầng đường sá đến các điểm tham quan còn yếu kém, sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách còn nghèo nàn, chưa giữ chân du khách lưu trú dài ngày, hàng hóa lưu niệm không phong phú và mang tính riêng biệt của Huế, môi trường du lịch ở một số điểm di tích còn gây phiền toái cho du khách...

Minh Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếc cho một điểm dừng chân thơ mộng

Trong khi vườn hoa hướng dương toả sắc vàng nằm ở khu đất cạnh lòng hồ Khe Ngang thuộc thôn Chầm (phường Hương Hồ, TX. Hương Trà) được người dân, du khách đến tham quan trầm trồ khen ngợi thì chủ nhân của nó lại ngậm ngùi vì vườn hoa sẽ bị tháo dỡ trong nay mai.

Tiếc cho một điểm dừng chân thơ mộng
Suối Tiên – không gian nguyên sơ hấp dẫn du khách

Suối Tiên – một trong những không gian du lịch còn khá hoang sơ nằm sâu trong lòng hồ Thủy Yên thuộc xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc không chỉ có cảnh sắc thơ mộng, sự bình yên vốn có của núi rừng thời gian gần đây trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách gần xa.

Suối Tiên – không gian nguyên sơ hấp dẫn du khách
Du lịch Thủy Yên: Trải nghiệm lòng hồ và suối thác hoang sơ

Không chỉ là công trình thủy lợi phục vụ cấp nước tưới cho hàng ngàn hecta lúa và hoa màu, hồ Thủy Yên nằm trên địa bàn xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc giờ đây nổi tiếng là điểm đến du lịch. Từ dưới chân hồ, những chiếc thuyền du lịch đón khách ngắm cảnh giữa lòng hồ, ngược theo dòng nước đi sâu vào những suối thác với vẻ đẹp thơ mộng hoang sơ.

Du lịch Thủy Yên Trải nghiệm lòng hồ và suối thác hoang sơ
A nor hút khách gần, xa

Từ một địa điểm hoang sơ, thác A nor (xã Hồng Kim, huyện A Lưới) trở thành điểm đến hấp dẫn khi du khách ghé thăm miền sơn cước này. Mô hình du lịch cộng đồng tại đây đã tạo ra sinh kế cho người dân.

A nor hút khách gần, xa
Tây Nguyên mùa nắng nhẹ

Cuối tháng mười, tôi bắt gặp những hình ảnh xưa cũ ở những đô thị Tây Nguyên vừa như đang ngái ngủ vừa như đang cựa mình. Những hình ảnh thấp thoáng sau vạt nắng nhẹ sắp sửa mùa khô vốn chỉ đủ sưởi ấm một nửa tán lá cây. Nửa còn lại đương ủ sương chưa vội tan đi.

Tây Nguyên mùa nắng nhẹ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top