ClockThứ Năm, 30/04/2020 09:57

Tuân thủ các quy định an toàn khi phục vụ khách trở lại

TTH.VN - Khách du lịch bắt đầu trở lại Huế sau một thời gian “đóng băng”. Lãnh đạo ngành du lịch khẳng định, dù tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát tốt, nhưng không chủ quan và phải tuân thủ các biện pháp nghiêm ngặt nhất về phòng chống dịch bệnh trong quá trình phục vụ khách.

Gói kích cầu phải đủ “mạnh” để thu hút kháchBảo tồn & phát huy giá trị nhà vườn HuếĐại thắng mùa xuân 1975 - Sức mạnh khát vọng hòa bình và thống nhất đất nướcCác bộ tiêu chí về điểm tham quan, dịch vụ du lịch, lưu trú an toànLượng du khách đến châu Á - Thái Bình Dương sẽ giảm 32% trong năm 2020Hai mặt của biến động lao độngXác định lộ trình, có chính sách kích cầu du lịch hiệu quả

Đại Nội tổng dọn vệ sinh trong ngày 29/4 để sẵn sàng đón khách trở lại trong ngày 30/4

Dù ít nhưng không chủ quan

Sau hơn 1 tháng không đón khách, các điểm tham quan, khách sạn, nhà hàng… chính thức hoạt động, phục vụ khách trở lại. Di tích Huế mở cửa miễn phí tham quan trong 8 ngày tới để kích thích du khách đến Huế là thông tin giúp doanh nghiệp thêm sẵn sàng các gói dịch vụ để khai thác ngay trong thời điểm bắt đầu đón khách trở lại, cũng là lúc bước vào kỳ nghỉ 30/4 và 1/5 năm nay.

Ông Lê Ngọc Sanh, Chánh Văn phòng Sở Du lịch thông tin, đến cuối ngày 29/4, lượng khách đăng ký đặt phòng tại các cơ sở lưu trú trên toàn tỉnh dịp nghỉ lễ là khoảng 2.000 khách, chủ yếu tại các khu nghỉ dưỡng. Riêng tại Khu nghỉ dưỡng Alba Thanh Tân (Phong Điền) ghi nhận công suất đặt phòng lên đến 100% trong 2 ngày nghỉ đầu tiên; Khu nghỉ dưỡng Ana Mandara Resort (Phú Vang) công suất đặt buồng phòng trên 75%.

Tỷ lệ thấp hơn là tại Laguna Lăng Cô (Phú Lộc) có khoảng 25% phòng được đăng ký sử dụng. Khu Bạch Mã Village (Phú Lộc), Eco YesHue Thác Mơ (Nam Đông) cũng đã ghi nhận khách đặt vé trở lại. Riêng các cơ sở lưu trú, khách sạn ở TP. Huế đa số đã mở cửa để đón khách, nhưng chỉ một số có khách đặt phòng và cũng chỉ đạt khoảng 10% công suất.

Khách trở lại Huế dù chưa nhiều, nhưng công tác phòng chống dịch COVID-19 không hề giảm xuống mà phải được yêu cầu cao hơn. Bà Châu Thị Hoàng Mai, Giám đốc điều hành Khu nghỉ dưỡng Alba Thanh Tân cho biết, những ngày qua, khách đặt vé để đến vui chơi trong ngày khá nhiều, nhưng khu nghỉ dưỡng không nhận vì phải hạn chế lượng người đến, chỉ nhận khách có lưu trú. Khách lưu trú chủ yếu từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng nên công tác kiểm tra sức khỏe, khai báo y tế và các biện pháp khác được áp dụng một cách đầy đủ nhất.

Du khách khai báo y tế khi đến lưu trú tại Khách sạn Century trong ngày 29/4

Tại Khách sạn Century, đại diện khách sạn này cho biết, từ khi có quyết định đón khách trở lại, mỗi ngày khách sạn đón trên dưới 10 khách, chủ yếu là khách công vụ. Riêng trong ngày 29/4 đã có một số khách đến du lịch. Mọi công tác đảm bảo an toàn, phòng chống dịch được triển khai áp dụng như thời điểm cuối tháng 3/2020, giai đoạn cao điểm phòng chống dịch bệnh nhất ở Huế.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho rằng, hiện nay chúng ta đang phải “chung sống an toàn với COVID-19” để thực hiện mục tiêu kép theo chỉ đạo của Chính phủ, là vừa chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế. Vấn đề được đặt ra là làm sao sống an toàn, sử dụng các dịch vụ an toàn, nhất là đối với du lịch, du khách đến từ nhiều vùng miền và khi đến Huế cũng sẽ đi nhiều nơi nên càng phải yêu cầu an toàn.

Thực hiện đúng bộ tiêu chí an toàn

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn thời gian qua nhưng nếu chủ quan, lơ là trong quản lý, phục vụ khách sẽ rất nguy hiểm vì vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh trong cộng đồng. Do đó, trong ngày 29/4, Sở Du lịch đã có văn bản gửi các doanh nghiệp du lịch nghiêm túc chấp hành các nguyên tắc trong các bộ tiêu chí điểm tham quan, dịch vụ du lịch, lưu trú an toàn được áp dụng trước đó.

“Sở sẽ tổ chức hướng dẫn và kiểm tra, giám sát liên tục việc thực hiện của các doanh nghiệp trong những ngày nghỉ lễ”, ông Phúc nhấn mạnh.

Những ngày qua, Huế đã bắt đầu đón một lượng khách nhất định, dù chưa nhiều

Trong các quy định về đảm bảo an toàn đón khách, ngành du lịch đặc biệt yêu cầu các cơ sở có biện pháp nắm thông tin sức khỏe, tình trạng khai báo y tế theo quy định của các đoàn khách trước, trong và sau khi tham gia chương trình du lịch thông qua các đơn vị đối tác lữ hành đưa khách đến. Thực hiện kê khai đăng ký lưu trú gắn với khai báo y tế theo hướng dẫn của Sở Du lịch.

Ông Nguyễn Văn Phúc cho biết, việc khai báo y tế và nắm rõ từng du khách đến Huế là yếu tố tiên quyết để theo dõi và kiểm soát được dịch bệnh. Một thuận lợi là vừa qua, ngành du lịch đã triển khai phần mềm khai báo lưu trú điện tử nên thông tin được cập nhật nhanh, cơ sở dữ liệu cũng đầy đủ hơn nhiều so với trước.

Cơ quan quản lý ngành du lịch yêu cầu, mỗi tổ chức, cá nhân phải ý thức cao việc thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn theo bộ tiêu chí, không làm đối phó hay nửa vời. Bộ tiêu chí chỉ là giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ trước mắt, cái chính ở đây vẫn là ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mỗi người dân, trách nhiệm đối với cộng đồng trong việc gìn giữ vệ sinh hằng ngày, thực hiện đúng các nguyên tắc phòng, ngừa dịch bệnh.

Ngành du lịch kỳ vọng, thông qua việc chấp hành nghiêm túc bộ tiêu chí an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động du lịch, các doanh nghiệp và các nhóm cộng đồng địa phương, không chỉ phòng chống dịch bệnh hiệu quả mà sẽ góp phần tạo dựng được một hình ảnh du lịch Thừa Thiên Huế an toàn.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI

Với điểm tổng hợp đạt 46,0414 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu toàn quốc Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Đây là lần thứ 2 Thừa Thiên Huế quán quân chỉ số này.

Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI
Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ

Mới đây, Cục Đường bộ Việt Nam thông tin, từ ngày 4/4 tới, các đơn vị liên quan triển khai phương án điều tiết xe tải lớn hơn 6 trục (30 tấn), xe sơmi-rơ moóc (xe container), xe khách trên 30 chỗ không đi vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn mà được phân luồng đi trên QL1A.

Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ
Để phụ nữ an toàn trên không gian mạng

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ làm kinh tế. Tuy nhiên, họ cũng chính là những nạn nhân của các vụ lừa đảo trên không gian mạng bởi chính sự nhẹ dạ, cả tin và thiếu kiến thức trong ứng dụng công nghệ số.

Để phụ nữ an toàn trên không gian mạng
Đồng ý cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải trọng lớn vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn

Sáng 30/3, thông tin từ Cục Đường bộ Việt Nam, cơ quan này đã thống nhất với đơn vị liên quan về phương án điều tiết, phân luồng xe đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn nhằm giảm tải cho tuyến đường này. Theo đó, xe tải lớn hơn 6 trục (30 tấn), xe sơmi - rơ moóc (xe container), xe khách trên 30 chỗ không đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn mà được phân luồng đi trên QL1A.

Đồng ý cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải trọng lớn vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn
Return to top