ClockThứ Năm, 12/02/2015 17:59

Vênh giữa đào tạo và thực tế

TTH - Sinh viên ra trường thiếu kinh nghiệm thực tế, thiếu kỹ năng nên không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Ấy là do thiếu sự kết nối giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo.

Thiếu liên kết

Theo các Hiệp hội Du lịch, Khách sạn, chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường do học viên tốt nghiệp từ các trường đào tạo còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Các trường đều đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng nghề nhưng còn nặng lý thuyết mà chưa chú trọng nhiều đến thực hành.
Doanh nghiệp cần phối hợp đào tạo thực tế cho sinh viên sắp ra trường
Bà Dương Thị Công Lý, Giám đốc Chi nhánh Công ty CP Du lịch Việt Nam - Hà Nội tại Huế đưa ra dẫn chứng: “Lữ hành là nghề “tay không bắt giặc”, hàng năm, đơn vị chúng tôi tham gia hội chợ ở nước ngoài để thu hút khách. Vì thế, người làm lữ hành, nhất là phát triển thị trường rất cần nhiều kỹ năng bổ sung cho công việc, như: bán hàng, giao tiếp, marketing... Thế nhưng, khi tuyển người mới, họ không đảm trách được công việc. Những kỹ năng này dường như không được đào tạo bài bản ở nhà trường, bản thân họ phải tự tìm hiểu, học hỏi từ kinh nghiệm thực tế”.
Thế nên, các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp thiếu kinh phí cho công tác này. Cũng vì không có nguồn kinh phí để đào tạo, các doanh nghiệp du lịch nhỏ rất yếu về nghiệp vụ, như công tác quản lý, phục vụ và ngoại ngữ...
Theo ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, điều này một phần là do thiếu sự liên kết trong đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. Các trường đào tạo chưa theo đúng nhu cầu sử dụng mà chỉ tập trung đào tạo những ngành đang có, chưa nghiên cứu thêm những ngành nghề xã hội có nhu cầu.
Đại diện của Trường trung cấp Âu Lạc cho rằng: “Lỗ hổng lớn nhất hiện nay là sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. Không phải chúng tôi không quan tâm điều này và đã nhiều lần mời một số lãnh đạo khách sạn tham gia giảng dạy tại cơ sở của chúng tôi. Tuy nhiên, rất khó khăn. Hơn nữa, chỉ được tiếp cận với doanh nghiệp trong thời gian rất ngắn nhưng nhiều khi doanh nghiệp không bố trí cho học sinh, sinh viên làm đúng việc mà chủ yếu là đưa đi phục vụ... đám cưới. Đây là lý do chính tạo ra độ vênh giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, khiến các em thiếu thực tế sau khi tốt nghiệp”.
 
Gắn kết nhà trường và doanh nghiệp
Làm thế nào để giúp người học có kinh nghiệm? Các hiệp hội cho rằng, cần liên kết các cơ sở kinh doanh du lịch với cơ sở dạy nghề, như: mời chủ doanh nghiệp tham gia giảng dạy tại các khóa đào tạo hoặc thuyết trình, trao đổi kinh nghiệm; các doanh nghiệp có thể đóng góp ý kiến để cải tiến chương trình đào tạo, tư vấn cho các cơ sở đào tạo xây dựng khung chương trình sát với thực tiễn; tạo điều kiện cho học viên đến các doanh nghiệp thực tập, giúp các em có kinh nghiệm làm việc trước khi tốt nghiệp, bước chân vào thị trường lao động.
Ông Lê Xuân Phương đề xuất: “Công tác phối hợp đào tạo giữa doanh nghiệp với nhà trường hết sức cần thiết. Các doanh nghiệp du lịch cần chung tay kết nối với các trường để đào tạo thực tế cho sinh viên sắp ra trường. Các trường cũng nên khảo sát doanh nghiệp đang thiếu gì, tìm nguyên nhân để đưa ra chương trình hành động cụ thể, đúng cho công tác đào tạo”.
Ông Phạm Bá Hùng, Trưởng phòng đào tạo Trường cao đẳng nghề Du lịch Huế chia sẻ: “Chúng tôi rất trăn trở về việc gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo để rút ngắn khoảng cách. Thực hành tại trường thôi chưa đủ nên trường tăng cường đưa sinh viên đi thực tập ở các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng phải bố trí cho các em được thực tập, rèn luyện đúng chuyên ngành, mạnh dạn cho các em tiếp xúc với khách hàng thì các em mới tự tin, trưởng thành”.
Một tín hiệu vui khi Khoa Du lịch – Đại học Huế, Trường cao đẳng nghề Du lịch Huế đã luân phiên cử giáo viên đến thực tế tại các doanh nghiệp. Từ đây, họ có kiến thức sát với thực tiễn để giảng dạy cho sinh viên. Trường cao đẳng nghề Du lịch Huế cũng đã mời các doanh nghiệp tham gia giảng dạy, cùng với nhà trường xây dựng các chương trình đào tạo...
Bài, ảnh: Minh Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn Việt Nam sau 20 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

Năm 2005, Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước của UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Từ đó đến nay, Việt Nam đã 2 lần trúng cử vào Ủy ban liên Chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (nhiệm kỳ 2006 - 2010 và 2022 - 2026). Điều này cho thấy những đóng góp của Việt Nam về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận; thể hiện sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp, năng lực điều hành của nước ta tại các thể chế đa phương toàn cầu.

Dấu ấn Việt Nam sau 20 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
Thêm điểm “check in” trước thềm xuân

Cánh đồng hoa cải ở Kim Long (TP. Huế) đang bắt đầu khoe sắc. Khi đến Huế vào dịp tết Tân Sửu, du khách sẽ có thêm lựa chọn điểm “check in” trong chuyến du xuân của mình.

Thêm điểm “check in” trước thềm xuân
Độc đáo với team building ở A Nôr

Lúc xe đang vượt đèo A Co (A Lưới), người tổ chức tour giới thiệu, team building (các trò chơi tập thể) lần này sẽ rất khác biệt, không chỉ giúp du khách gắn kết với nhau, mà còn là sự trải nghiệm và khám phá văn hóa độc đáo của A Lưới, hòa mình vào cảnh sắc, thiên nhiên ở làng du lịch cộng đồng A Nôr...

Độc đáo với team building ở A Nôr
Hai điểm đến hút khách sau công chiếu phim "Mắt biếc"

Theo dự kiến, các điểm chính xuất hiện trong bộ phim Mắt biếc của đạo diễn Victor Vũ sẽ được nhiều du khách lựa chọn dịp Tết nguyên đán này. Chính quyền địa phương, Sở Du lịch cũng như hãng lữ hành đã có những bước đầu tư cho các điểm đến nói trên.

Hai điểm đến hút khách sau công chiếu phim Mắt biếc

TIN MỚI

Return to top