ClockThứ Tư, 20/07/2022 07:00

Đừng chủ quan

Tác động của biến thể phụ BA.5 đã làm cho diễn tiến của COVID-19 ở châu Âu vẫn khó lường. Từ đầu tháng 7, tại khu vực này, COVID-19 đang có dấu hiệu gia tăng trở lại. Nguồn tin từ Thông tấn xã Việt Nam cho hay, số ca mắc mới ở một số nước đã liên tục tăng đều đặn kể từ cuối tháng 5. Tại Pháp và Italia, tính từ đầu tháng 6 đến đầu tháng 7 vừa qua, số ca mắc trung bình trong 7 ngày đã tăng gấp 4 đến hơn 5 lần.

Số ca mắc COVID-19 theo ngày có nguy cơ tăng gấp 3 lần trước khi đạt đỉnh dịch vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 tới tại thủ đô Australia là một cảnh báo khác đã được những người có trách nhiệm của nước này đưa ra mới đây. Trước đó vào ngày 12/7, Australia cũng đã công bố thêm hơn 40.000 ca mắc mới COVID-19 và hơn 50 ca tử vong.

COVID-19 cũng có xu hướng tăng trở lại ở một số nước châu Á và để đối phó với tình hình này, Malaysia đang cân nhắc việc tái áp đặt quy định giãn cách xã hội. Trong khi đó, Nhật Bản đang chật vật ứng phó với làn sóng lây nhiễm thứ 7, với số ca mắc mới cao hơn cả con số kỷ lục của làn sóng lây nhiễm thứ 6.

Trong tương quan chung, việc kiểm soát dịch COVID-19 ở Việt Nam có vẻ khả quan hơn. Mặc dù các ca mắc mới có tăng nhẹ trong khoảng thời gian từ 11/7 đến 17/7 nhưng về cơ bản, cả nước hiện đã là vùng xanh – theo xác nhận từ Bộ Y tế. Con số cập nhật vào sáng qua - ngày 19/7 cho thấy – mặc dù con số nhiễm COVID-19 mới ở ngày 18/7 tăng gần 100 ca dương tính (so với ngày trước đó) nhưng cả nước chỉ có 840 ca COVID-19 mới; trong đó số khỏi bệnh nhiều gấp 5 lần số mắc mới và trong ngày tiếp tục không có F0 tử vong.

Con số đáng tham khảo là kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ với 10.761.435 ca nhiễm. Nếu so sánh tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (nguồn từ Báo Sức khỏe và Đời sống). Điều này cũng cho thấy những nỗ lực của Chính phủ, ngành Y tế và cộng đồng trong việc góp phần vào việc kiểm soát và ngăn chặn được các làn sóng lây nhiễm như đã có. Cuộc sống đã quay những nhịp sinh động hơn và kinh tế đang có những bước phục hồi đáng kể. Tuy nhiên cũng cần phải nhận thấy rằng, trong người dân đã xuất hiện tâm lý chủ quan khi đã ít dùng đến khẩu trang, nhất là những nơi đông người. Việc tiêm các mũi nhắc lại - nhất là mũi vắc-xin ngừa COVID-19 thứ tư vẫn còn chậm…

Khoảng 15% bệnh nhân nhiễm COVID-19 khi tầm soát ngẫu nhiên tại một khoa bệnh là thông tin được GS.TS. Phạm Như Hiệp – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế phát biểu tại diễn đàn một hội nghị mới đây. Điều này một lần nữa cũng cho thấy, không thể chủ quan với COVID-19, cho dù nó là một biến thể như thế nào đi chăng nữa.

Nguyễn Bình An

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn

Các cộng đồng nông thôn trên toàn thế giới đang phải vật lộn với những thách thức ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra. Khi thiên tai xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, các điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt hơn, gánh nặng đối với những cộng đồng này càng tăng lên. Tuy nhiên, phụ nữ là người phải chịu gánh nặng nặng nề nhất từ những tác động này, bao gồm cả những tổn thất đáng kể về tài chính.

Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn
UNCTAD: Cần kiềm chế tác động môi trường trong quá trình số hóa

Trong bối cảnh hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP28 đang thu hút sự quan tâm của cả thế giới, Tuần lễ Kinh tế số 2023 của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc (UNCTAD eWeek 2023) đã nêu bật tiềm năng của số hóa trong việc thúc đẩy hành động vì khí hậu, nhưng đồng thời cũng đề cập đến những chi phí môi trường của quá trình này.

UNCTAD Cần kiềm chế tác động môi trường trong quá trình số hóa
Lúc khó có cộng đồng

Trước những tác động phức tạp, khó lường của biến đổi khí hậu (BĐKH), ngoài yếu tố phát huy năng lực chỉ huy, tính cộng đồng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó, giảm thiểu rủi ro thiên tai.

Lúc khó có cộng đồng
Return to top