ClockThứ Sáu, 12/06/2015 17:27

Đừng để hàng ngàn người mất việc vì sửa đổi Luật kế toán!

TTH.VN - Nhiều ý kiến không đồng tình với dự thảo sửa đổi Luật kế toán buộc người hành nghề kế toán phải có trình độ đại học, lập doanh nghiệp, gia nhập hiệp hội...

Đại diện các doanh nghiệp làm thủ tục tại Cục Thuế TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng

Dự thảo Luật kế toán sửa đổi đang được Quốc hội bàn thảo có một số quy định mới về điều kiện hành nghề kế toán dự kiến có thể ảnh hưởng đến hàng ngàn người như: muốn hành nghề kế toán thì người hành nghề phải góp vốn tham gia thành lập doanh nghiệp, phải tham gia hội kế toán, phải có trình độ đại học...

Hàng trăm ý kiến bạn đọc đã phản hồi về Tuổi Trẻ cho rằng quy định của dự thảo trên là không phù hợp thực tế, gây khó khăn cho người hành nghề và cả các doanh nghiệp, đi ngược xu hướng cải cách hành chính nhằm đơn giản thủ tục, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Tuổi Trẻ đã trao đổi với một số chuyên gia, những người đang hành nghề kế toán và cả các học viên đang theo học ngành nghề này.

Thạc sĩ Đặng Văn Sáng, hiệu trưởng Trường trung cấp Ánh Sáng:

Không chỉ trình độ đại học mới làm được kế toán

Với kinh nghiệm bản thân, tôi khẳng định làm kế toán không cần tới trình độ đại học. Hơn 10 năm trước, tôi chỉ mới tốt nghiệp trung cấp kế toán nhưng đã đủ khả năng làm dịch vụ kế toán cho gần chục công ty khác nhau trong cùng thời điểm.

Các doanh nghiệp do tôi làm kế toán tuyển dụng, giao việc cho tôi là dựa vào kết quả hoàn thành công việc, đạo đức nghề nghiệp và tính trách nhiệm chứ không phải tuyển cái bằng đại học.

Sau đó thì tôi cũng học lên đại học. Nhưng khi tốt nghiệp đại học, tôi không đi làm kế toán nữa mà chuyển sang đi dạy nghiệp vụ kế toán, nghiên cứu và viết sách để truyền kinh nghiệm. 

Nếu quy định tất cả những người hành nghề kế toán phải có bằng đại học thì thật sự lãng phí, không cần thiết cho doanh nghiệp và xã hội. Bởi với nghề kế toán thì chỉ có rất ít vị trí cần tới trình độ đại học như dạy học, người làm chính sách kế toán, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng của những tập đoàn, công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia.

Nhưng ngay cả ở những công ty rất lớn này thì kế toán viên cũng không cần tới trình độ đại học. Trong khi đó, hiện nay ở Việt Nam phần lớn doanh nghiệp lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thời gian qua có hiện tượng chúng ta quá coi trọng bằng cấp. Bây giờ luật kế toán sửa đổi lại quy định điều kiện bằng cấp cho nghề này chẳng khác nào cổ súy cho việc “sính bằng cấp” và hậu quả sẽ khiến cả xã hội chạy đua với bằng cấp.

Chúng ta cần một xã hội thực học - thực nghiệp chứ không cần một xã hội bằng cấp. Nếu quy định như vậy thì còn ai đi học cao đẳng, trung cấp nghề kế toán. Nghề này ở các trường trung cấp, cao đẳng sẽ “chết” vì không có người học?

Trình độ nào, tới đâu là đủ, làm công việc gì? Hãy để doanh nghiệp quyền lựa chọn và tuyển dụng vì họ mới là những người trả lương cho người làm kế toán.

Chị Nguyễn Thị Huệ, giám đốc một công ty tư vấn tại TP.HCM:

Không nhất thiết phải tham gia hiệp hội

Nhu cầu thuê dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là khá lớn. Nếu thuê một kế toán có trình độ đại học về làm kế toán trưởng thì hằng tháng doanh nghiệp phải trả lương ít nhất từ 5 triệu đồng trở lên, nhưng nếu thuê dịch vụ làm báo cáo thuế, báo cáo tài chính thì hằng tháng chỉ mất 1-2 triệu đồng.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện phần lớn chỉ cần tuyển một kế toán viên vừa làm kế toán kiêm luôn các công việc văn phòng và chỉ phải trả 3-4 triệu đồng/tháng cho kế toán viên nhưng cùng lúc được đôi ba công việc. Không doanh nghiệp nào lại bỏ tiền đi thuê một người có trình độ cao nhưng lại không sử dụng hết năng lực của họ.

Việc quy định người làm nghề kế toán phải tham gia hiệp hội nghề nghiệp kế toán mới được hành nghề là không hợp lý. Hiệp hội ngành nghề là một tổ chức xã hội nghề nghiệp và hoàn toàn tự nguyện, người làm kế toán giỏi không nhất thiết phải là thành viên hiệp hội. Cái chính là trách nhiệm của họ với công việc, doanh nghiệp và luật pháp. 

Phạm Thị Thanh Thủy, sinh viên nghề kế toán Trường trung cấp Đại Việt TP.HCM:

Vậy sao còn đào tạo trung cấp, cao đẳng?

Tôi cảm thấy bất ngờ và hoang mang với những quy định mới của luật kế toán sửa đổi. Nếu dự thảo luật trở thành quy định chính thức, có hiệu lực thì chúng tôi ra trường không biết phải tìm việc như thế nào?

Nếu chúng tôi hành nghề kế toán theo đúng chuyên ngành mình học thì sẽ trái quy định của pháp luật, còn nếu chúng tôi không hành nghề được thì xem như lãng phí tiền bạc, thời gian và công sức đã theo học nghề này.

Chẳng lẽ nếu muốn theo đúng chuyên ngành chúng tôi phải tiếp tục đợi chờ thêm nhiều năm và phải học lên đại học mới được hành nghề sao? 

Vấn đề học lên cao là nhu cầu của bản thân mỗi người. Tuy nhiên ở từng ngành nghề sẽ có những yêu cầu trình độ riêng. Nghề kế toán không nhất thiết phải có bằng đại học mới làm việc tốt. Nếu quy định vậy thì tại sao lại cho phép đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng nghề này?

Theo Tuổi Trẻ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày 25/4/1954: Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân

Để có lực lượng tiếp viện cho chiến trường chính Điện Biên Phủ đang bị nguy cấp, ngày 25/4/1954, địch cho binh đoàn cơ động số 1 cùng 3 tiểu đoàn lẻ và 1 tiểu đoàn pháo theo đường 12 rút về thị xã Thà Khẹt (Lào). Nhưng trên đường rút quân chúng bị Trung đoàn 18 cùng lực lượng vũ trang Lào chặn đánh.

Ngày 25 4 1954 Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Hành trình đến với Trường Sa

Trong những ngày đầu tháng tư lịch sử, tôi vinh dự được cùng Đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 25 thành viên do ông Nguyễn Nam Tiến - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh làm Trưởng đoàn tham gia Đoàn công tác số 5 đi thăm quần đảo Trường Sa theo Kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam từ ngày 3/4 đến 11/4/2024.

Hành trình đến với Trường Sa
Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 1: Dòng sông máu

Mỗi khi nhắc đến sông Hai Nhánh, mấy anh em từng thoát ly tham gia kháng chiến, chúng tôi đều ước mong có dịp quay trở lại địa điểm được ghi nhận là ác liệt nhất khi từ đồng bằng lên hậu cứ. Được Bí thư Thị ủy Hương Thủy Lê Ngọc Sơn giúp đỡ và đích thân Chủ tịch UBND xã Dương Hòa Lê Văn Thức trực tiếp đưa đi, cuối cùng chúng tôi toại nguyện.

Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 1 Dòng sông máu

TIN MỚI

Return to top