ClockThứ Năm, 26/08/2021 06:45
BỒI THƯỜNG ẢNH HƯỞNG DO THI CÔNG CAO TỐC CAM LỘ - LA SƠN:

Đừng để người dân thất vọng

TTH - Dù cam kết có hướng bồi thường trước ngày 10/8, nhưng hơn 1 tuần so với kỳ hạn, những hộ dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bụi đất trong quá trình thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn (đoạn qua thôn Đông Thái, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền) vẫn chưa thấy động thái nào từ phía các đơn vị liên quan.

Cần có phương án đền bù cho người dân thôn Đông TháiNgười dân lại chặn xe chở vật liệu thi công cao tốc Cam Lộ - La SơnĐối thoại trong giải phóng mặt bằng Dự án Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Đoạn cao tốc do Công ty TNHH Hòa Hiệp thi công

Chưa đưa ra phương án đền bù

Sau bài viết: “Thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Cần có phương án đền bù cho người dân thôn Đông Thái” đăng trên Báo Thừa Thiên Huế số 8273 ngày 23/7, ngày 31/7, chính quyền xã Phong Mỹ, 19 hộ dân thôn Đông Thái có buổi đối thoại với đại diện Ban QLDA đường Hồ Chí Minh (chủ đầu tư DA cao tốc Cam Lộ - La Sơn) và các nhà thầu liên quan, gồm 5 công ty: TNHH Hòa Hiệp, TNHH Thịnh Vượng, TNHH Trường An, CP Tân Thành, CP Xây dựng & đầu tư 122 Vĩnh Thịnh.

Trong quá trình thi công gói xây lắp (XL) 5 & 6 cao tốc Cam Lộ - La Sơn, nhiều xe tải hạng nặng vận chuyển đất đá gây nên bụi mù mịt, nhưng không tưới nước đúng cam kết khiến nhiều diện tích keo tràm, thanh trà, cao su... của người dân thôn Đông Thái còi cọc, tắc mủ, chết khô. Và không ít người đang đối diện nguy cơ trắng tay, thậm chí đổ nợ.

 Cũng ở đoạn Công ty TNHH Hòa Hiệp đảm trách, người dân Đông Thái tiếp tục phản ánh không thấy Ban QLDA cao tốc Cam Lộ - La Sơn cắm mốc lộ giới theo quy định. Điều này khiến người dân rất khó khăn để phân biệt đâu là đất thuộc phạm vi mình canh tác, sử dụng, đâu là phần đất thuộc cao tốc.

Ông Lê Xuân Liên – đại diện Công ty CP Tân Thành và là nhà thầu phụ của Công ty TNHH Hòa Hiệp cho biết, trong quá trình thi công, đơn vị đã bố trí 2 xe tưới nước thường xuyên nhưng do thời tiết nắng nóng nên nhanh khô và không tránh khỏi bụi, mong các hộ gia đình chia sẻ. Về các mốc lộ giới, đơn vị chưa phối hợp được với Trung tâm Phát triển quỹ đất (PTQĐ) huyện Phong Điền để xác định mốc lộ giới đã đền bù.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Võ Duy Hưng, Phó Trưởng phòng Điều hành DA 2 – Ban QLDA đường Hồ Chí Minh cho biết sẽ phối hợp với Trung tâm PTQĐ huyện Phong Điền kiểm tra, xác định lại các mốc lộ giới, đồng thời sẽ chỉ đạo các đơn vị thi công tưới nước thường xuyên.

Ông Nguyễn Hữu Chung, Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ cho biết, UBND xã đã có văn bản chuyển đến Trung tâm PTQĐ phối hợp cùng chủ đầu tư kiểm tra, xác định lại các mốc lộ giới đã đền bù theo Công văn số 196/TTPTQĐ – GPMB ngày 26/7 của Trung tâm PTQĐ huyện.

“Về quá trình thi công gây bụi khiến hơn 300 cây cao su của người dân thôn Đông Thái bị ảnh hưởng, không thể khai thác được mủ, đề nghị Ban QLDA đường Hồ Chí Minh, Công ty CP Tân Thành phối hợp cùng UBND xã kiểm tra thực địa cùng những hộ gia đình bị ảnh hưởng để có hướng xử lý cụ thể trước ngày 10/8”, ông Chung nói.

Cam kết là vậy, nhưng theo phản ánh, dù đã quá kỳ hạn, người dân thôn Đông Thái vẫn chưa thấy các đơn vị liên quan có mặt để cùng đi thực địa, từ đó đưa ra các phương án đền bù như thỏa thuận. “Về vấn đề xác định lại mốc lộ giới để hộ gia đình có cơ sở sản xuất, tuy Trung tâm PTQĐ huyện cam kết sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan xác định lại mộc lộ giới của gia đình vào ngày 6/8 nhưng đến nay, gia đình vẫn chưa thấy bất cứ động thái nào”, ông Ngô Hồng Tứ - người dân thôn Đông Thái cho biết.

Cần tính đến phương an hầm chui hay đường gom

Người dân thôn Đông Thái còn kiến nghị, sau khi xây dựng tuyến rẽ nhánh lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, ngoài một số hộ ven đường này bị nứt nhà, về mặt tâm linh, người dân của tổ 2 của thôn này không đồng tình khi tuyến rẽ nhánh cắt xóm thành 2 phần. “Cách giải quyết là bố trí tại vị trí đường cắt 1 cống chui (có thể thấp hơn cống chui bình thường) để người dân đi lại cũng như tránh việc con đường của xóm bị chia cắt làm 2”, người dân tổ 2 đề nghị.

Ông Võ Duy Hưng, Phó Trưởng phòng Điều hành DA 2 – Ban QLDA đường Hồ Chí Minh cho biết, theo thiết kế thì tại vị trí này không được bố trí hầm chui, nên thống nhất bố trí tuyến đường gom (trong phạm vi diện tích đã giải phóng mặt bằng) thông ra Tỉnh lộ 9 để các hộ lưu thông. Tương tự, ông Đào Văn Tiến - đại diện CP Xây dựng & đầu tư 122 Vĩnh Thịnh cho rằng, tại khu vực này đã có một ngầm qua tuyến kênh mương nên rất khó bố trí thêm hầm chui. Cách khắc phục là bố trí tuyến đường gom để thông ra Tỉnh lộ 9.

Theo Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ, việc bố trí thêm hầm chui là nguyện vọng chính đáng của người dân. UBND xã sẽ có văn bản gửi chủ đầu tư và các cơ quan liên quan để xem xét có mở được hầm chui hay không. “Trong trường hợp không làm được hầm chui, đề nghị Ban QLDA đường Hồ Chí Minh có văn bản báo cáo UBND tỉnh và UBND huyện Phong Điền có phương án thu hồi thêm quỹ đất, mở thêm tuyến đường gom để người dân thuận tiện đi lại”, ông Chung nói.

“Về kiến nghị một số nhà ven tuyến đường lên cao tốc bị nứt do thi công, UBND xã Phong Mỹ đã phối hợp với đơn vị thi công có biên bản kiểm tra và đã làm bảo hiểm các công trình nhà ở trong phạm vi 60m. Sau khi xác định thiệt hại, các đơn vị liên quan sẽ có phương án bồi thường cho bà con”, ông Chung cho biết.

Bài, ảnh: Võ Nhân - Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái
Return to top