ClockThứ Năm, 24/01/2019 22:29

Đừng ép tài xế

TTH - “Không vượt tải trọng lấy chi mà ăn!”.

Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích khi lái xeTai nạn giao thông nghiêm trọng, 2 người tử vong tại chỗKhởi tố lái xe vận chuyển 1.500 cây thuốc Jet lậu

Đó là khẳng định của ông D., 55 tuổi, một trong những người thu mua cá tại Cảng cá Thuận An (Phú Vang) trong sự đồng tình của các tài xế có mặt ở đó.

Cà phê sáng hôm đó, họ bàn luận về vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng xảy ra hôm 2/1 tại ngã tư Bình Nhật, Bến Lức, Long An và nhiều vụ tai nạn tiếp theo mà phần nhiều là do xe container, xe tải, xe ben... gây ra. Xã hội đang rất bức xúc với điều này; nhưng, đằng sau những phê phán, dư luận cũng đã nhận ra, để bảo đảm công việc, người tài xế, mà nhất là tài xế các loại xe chở hàng, phải chạy đường dài... đang phải chịu quá nhiều áp lực từ chủ xe, chủ hàng và cả những cái gọi là “làm luật”.

HA., một tài xế xe tải nói: “Vào nghề này rồi mới biết nếu không phạm luật thì không tồn tại!”. HA. kể, ngay chuyến hàng đầu tiên, cứ nghĩ dù hợp đồng không ghi, nghĩa là chỉ nhận hàng đủ trọng tải của xe, nhưng khi thấy chủ hàng chất lên xe khoảng 3 tấn cá, anh chưa kịp hỏi thì được một công nhân bốc vác khẳng định: “Xe mô cũng rứa rồi đó!”. Và thế là, để giữ công việc, buộc anh phải làm theo sắp xếp của chủ hàng. Tương tự, anh T. ở phường phường Vĩnh Ninh làm tài xế xe tải chở trái cây cho biết, hơn 10 năm theo nghề nhưng chưa chuyến hàng nào anh không vi phạm về trọng tải trong lưu thông.

Cùng với việc vi phạm về việc chở quá trọng tải của xe, thì hầu như tài xế theo mặt hàng gì cũng phải làm việc theo tiến độ của chủ hàng nên việc thức đêm là không tránh khỏi. Vì thế, ngoài việc họ bị áp lực vì chạy xe đường dài dẫn đến phải sử dụng những chất kích thích thần kinh, như rượu, bia... thậm chí cả ma túy đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cùng với đó, một điều phải thừa nhận là mặc dù những vi phạm như trên xảy ra một cách phổ biến, nhưng việc lưu thông của cánh lái xe vẫn diễn ra đều đặn đã dẫn đến câu chuyện “làm luật” cũng được bàn luận như một vấn đề nghiễm nhiên.

Để giảm áp lực cho tài xế, đồng nghĩa với việc kéo giảm số vụ tai nạn giao thông qua từng năm, bên cạnh kêu gọi ý thức của chủ hàng, chủ xe đừng vì tư lợi cá nhân mà ép tài xế chở quá tải và làm việc quá sức; còn cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, nhất là lực lượng cảnh sát giao thông và các tổ tuần tra, kiểm soát. Về phía tài xế, vì sự an toàn của bản thân, không nên lấy lý do áp lực để sử dụng những chất kích thích dẫn đến có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng khi làm việc.

ĐĂNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Sáng 24/4, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự buổi họp trực tuyến với Chính phủ về sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) quý I, nhiệm vụ quý II năm 2024. UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
An toàn giao thông trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn:
Trước khi hoàn thiện hạ tầng, tài xế cần nâng cao ý thức

Liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn thời gian gần đây cho thấy, bên cạnh yếu tố hạ tầng thì ý thức của người tham gia giao thông nói chung và của “cánh tài xế” là một trong những vấn đề cần quan tâm.

Trước khi hoàn thiện hạ tầng, tài xế cần nâng cao ý thức
Return to top