ClockThứ Bảy, 13/10/2018 11:43

Đừng lãng phí tiềm năng đọc trong mỗi em nhỏ

TTH.VN - Nguyễn Quang Thạch – người nổi tiếng sáng lập dự án “Sách hóa nông thôn” và từng đi bộ xuyên Việt kêu gọi tăng tốc cho dự án đã ước nguyện như vậy khi nói về câu chuyện đọc sách với Thừa Thiên Huế Online.

Bồi đắp văn hoá đọc cho người trẻSách siêu rẻ có nâng cao văn hóa đọc?Học sinh đã “mê” đọc sách

Vào đầu tháng 10 vừa rồi, anh có chuyến đến Huế để kết nối với Võ đường Nghĩa Dũng Karate-Do thiết lập hệ thống tủ sách trên toàn quốc cho võ đường này. Ngoài ra, anh còn có buổi tặng sách và trò chuyện về văn hóa đọc, chia sẻ cách đọc… đến với sinh viên Đại học Huế.

Anh Nguyễn Quang Thạch

Chia sẻ về cơ duyên này anh nói: “Cách đây 2 tuần, tôi đến Huế gặp võ sư Nguyễn Văn Dũng trình bày mô hình tủ sách lớp em với kỳ vọng rằng Nghĩa Dũng Karate-Do do thầy làm trưởng hệ phái sẽ tham gia đưa sách về nông thôn.

Gặp thầy tôi được thầy tặng bộ sách “Đối thoại với môn sinh” do thầy viết. Tôi mê ngay những chia sẻ của thầy trong sách vì đó là những bài giáo dục công dân cần thiết cho học sinh, sinh viên và các bậc làm cha, làm mẹ. Tôi đã đề nghị được phép nhân bản để tặng cho "Tủ sách chuyền tay" của Đại học Huế. Tôi quay lại sau 2 tuần để trao 50 bộ sách đó đến tận tay các bạn sinh viên Đại học Huế”.

Thông qua việc làm này, anh muốn nhắn gửi đến cộng đồng điều gì?

Tôi mong muốn người Huế và các môn sinh của Nghĩa Dũng Karate-Do tham gia thúc đẩy hệ thống tủ sách đến lớp học ở Huế và mọi miền Tổ quốc. Đặc biệt, tôi mong các môn sinh, sinh viên đọc và nhân bản bộ sách “Trò chuyện với môn sinh” đến tay nhiều người để nhiều giá trị trong sách trở thành hành vi sống của công dân.

Được biết chương trình “Sách hóa nông thôn” do anh khởi xướng đã có hàng ngàn tủ sách miễn phí ra đời trên cả nước, tạo điều kiện cho nhiều đối tượng tiếp cận được với sách – một nguồn tri thức vô giá. Tại sao khởi nguồn là nông thôn mà không phải nơi nào khác?

Hàng chục năm nay, hàng chục triệu học sinh nông thôn có rất ít sách sách để đọc, ngoài sách giáo khoa. Sự thiếu sách đó đã không nuôi dưỡng năng lực sáng tạo, tinh thần xã hội, khát vọng vọng cống hiến xã hội trong nhiều công dân. Lãng phí tiềm năng đọc của con trẻ đồng nghĩa với việc lãng phí tiềm năng xây dựng một Việt Nam nhân văn và sáng tạo. Con số bình quân mỗi người Việt chỉ đọc 0,8 cuốn sách/năm xác chứng cho sự thiếu sách, thiếu khuyến đọc ngay trong trường học Việt Nam.

Từ câu chuyện này, anh đánh giá như thế nào về văn hóa đọc của giới trẻ nói riêng và tất cả người Việt?

Qua các khảo sát của chúng tôi, sự đọc ngoài sách giáo khoa, giáo trình của học sinh và sinh viên nông thôn rất là thấp. Bình quân các em chỉ đọc 2-5 cuốn sách/năm. Ngay ở Đại học Huế, tôi phỏng vấn 30 sinh viên, thì chưa em nào đọc 50 đầu sách trong tuổi học trò.

Anh Nguyễn Quang Thạch trò chuyện, tặng sách đến sinh viên Đại học Huế

Vậy để xây dựng được nền văn hóa đọc có khó không?

Xây dựng văn hóa đọc trên quy mô quốc gia là việc rất khó. Vào thời điểm hiện tại, hơn 90 % người Việt biết đọc nhưng đa phần không có sách để đọc trong tuổi học trò, bởi vậy rất ít trong số đó có thói quen đọc. Khi họ không có thói quen đọc sách thì người ta không khuyến khích con cái và học sinh đọc sách. Tuy nhiên, tôi tin rằng trong những năm tới, học sinh sẽ được khuyến đọc đúng nghĩa, xã hội sẽ dần nhận thức được tầm quan trọng của sách đối với con trẻ và xã hội. Nhiều người sẽ chung tay xây dựng văn hóa đọc trên quy mô quốc gia.  

Trong gần 20 năm theo đuổi hành trình “cõng sách về làng” kỉ niệm nào khiến anh nhớ nhất?

Có rất điều đáng nhớ, nhưng ánh mắt của một học sinh lớp 6 của xã Phù Việt (Thạch Hà, Hà Tĩnh) chạy theo tôi xin sách trong hành trình đi bộ Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh ám ảnh tôi đến hôm nay. Vì sự khát khao sách đó là của hàng triệu trẻ em Việt Nam.

Hiện tại thị lực của anh không được tốt lắm, vậy điều này có làm ảnh hưởng đến theo đuổi của bản thân?

Dù có thể không còn nhìn thấy nhưng tôi vẫn tiếp tục có cách đưa sách về nông thôn!

Được biết, sắp tới anh sẽ lên đường sang Ấn Độ để giúp người dân đất nước này áp dụng chương trình “Sách hóa nông thôn”. Cụ thể công việc này ra sao?

Tôi sẽ kêu gọi người Việt và cộng đồng quốc tế tham gia đưa sách đến các lớp học nông thôn Ấn Độ. Kế đến, tôi sẽ làm việc với các tổ chức xây dựng và vận động chính sách của Ấn Độ để tạo phong trào đưa sách về nông thôn Ấn Độ. Tôi sẽ đi bộ ở Ấn Độ để kêu gọi mọi tầng lớp ở Ấn Độ đưa sách về nông thôn của họ.

Anh cảm nhận ra sao về văn hóa đọc ở Huế - nơi anh từng nhiều lần dừng chân?

Trong hành trình đi bộ Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh, tôi phỏng vấn dọc quốc lộ từ Bắc đến Nam về chuyện đọc sách. Riêng ở Huế tôi biết, quen rất nhiều bạn và biết được họ đọc nhiều, cũng như không ngừng nghĩ, nỗ lực khuyến khích người xung quanh đọc.

Được nhiều tổ chức thế giới vinh danh

Sách hoá nông thôn là phong trào xây dựng văn hóa đọc ở nông thôn Việt Nam được anh Nguyễn Quang Thạch (43 tuổi, quê Hương Sơn, Hà Tĩnh), sáng lập năm 2007. Nhưng từ trước đó 10 năm, anh đã nghiên cứu lý thuyết để thiết kế các loại tủ sách, thiết kế chiến lược truyền thông, vận động chính sách và gây quỹ. Tính đến tháng 6/2016, với sự chung tay của hơn 100.000 thành viên xã hội gồm cha mẹ học sinh nông thôn, thầy cô giáo, người nông thôn xa quê, người Việt sinh sống ở các độ thị và nước ngoài, và người nước ngoài, phong trào đã xây dựng được trên 9.000 tủ sách.

Với những đóng góp không ngừng nghỉ ấy, năm 2016 Sách hóa nông thôn đã được trao Giải thưởng quốc tế Xoá mù của UNESCO. Đến năm 2017, lại vinh dự được trao giải Hành động Thiết thực (Best Practice Honoree) thuộc Giải thưởng Xóa mù chữ (Literacy Awards) của Thư viện Quốc hội Mỹ.

PHAN THÀNH (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hưởng ứng “Ngày sách & Văn hóa đọc Việt Nam”

Lễ hưởng ứng “Ngày sách & Văn hóa đọc Việt Nam” năm 2024 với thông điệp “Sách hay cần bạn đọc” do Thư viện tổng hợp tỉnh, Trung tâm VH-TT&TT TX. Hương Thủy, Phòng GD&ĐT thị xã và Thị Đoàn Hương Thủy phối hợp tổ chức tại Trường TH&THCS Phú Sơn sáng 23/4.

Hưởng ứng “Ngày sách  Văn hóa đọc Việt Nam”
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Trao tặng 94 tủ sách lớp học tại huyện Phú Lộc

Chiều 22/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc phối hợp Tổ chức Zhi Shan Foundation tại Việt Nam tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày hội đọc sách với chủ đề “Sách hay cần bạn đọc” và trao tặng 94 tủ sách lớp học cho 13 trường học tại huyện Phú Lộc.

Trao tặng 94 tủ sách lớp học tại huyện Phú Lộc
Lan tỏa “Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam”

Thực hiện kế hoạch của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, về việc tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba trong BĐBP tỉnh năm 2024, ngày 22/4, Đồn Biên phòng Vinh Hiền phối hợp với Trường THCS Vinh Giang (Phú Lộc) tổ chức “Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam”.

Lan tỏa “Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam”
Để sách luôn là người bạn thân thiện

“Cho dù thế giới phát triển đến mức độ nào thì việc đọc sách vẫn có giá trị của riêng nó và khó mà thay thế. Bởi vì, đọc sách là một trong những yếu tố quan trọng để định hình nhân cách và phát triển tư duy. Như lời Terfaut: "Một quyển sách có thể quyết định cuộc đời hay dở của một đứa trẻ’, ông Hoàng Trọng Thủy, Trưởng Văn phòng Dự án Tổ chức Zhi-Shan Foundation tại Việt Nam, người sáng lập Dự án “Làm bạn với sách” chia sẻ. Nói về ý tưởng hình thành dự án ý nghĩa này, ông Hoàng Trọng Thủy cho biết:

Để sách luôn là người bạn thân thiện

TIN MỚI

Return to top