ClockThứ Bảy, 02/12/2017 05:52

Đừng mất mới lo

TTH - Giá gỗ tăng 30% nhưng không dễ mua. Công thợ từ 300.000 đồng lên 400.000 đồng/ngày nhưng không dễ kiếm.

Ngư dân xuất ngoạiNgư dân trúng đậm mùa cá NamThận trọng khi chuyển đổi nghề cho ngư dânNgư dân xuất ngoại “ngóng” biển quê nhàTăng thêm thời gian hỗ trợ cho ngư dân

Các âu thuyền hiện quá tải là thực trạng đang diễn ra đối với ngư dân vùng biển Phú Yên và Khánh Hòa – nơi có khoảng 1.500 tàu thuyền bị chìm, hư hại do bão số 12. Trả lời phóng viên VTV, lãnh đạo một huyện cho hay, mỗi thuyền ít nhất cũng cần vài chục triệu đồng để sửa chữa nhưng không phải gia đình nào cũng đủ tiền để sửa khi mức độ hư hại quá lớn. Nhiều chủ thuyền phải vay nóng với lãi suất cao để giải quyết tình trạng thiếu vốn trước mắt, nhưng không phải ai cũng chịu được áp lực nợ nần cho những mùa cá sắp đến. Kéo lùi ngày mở biển là một giải pháp được không ít ngư dân lựa chọn. Điều này cũng có nghĩa là phải kéo dài những ngày tháng không có việc làm, không có thu nhập.

Âu thuyền Phú Hải (Phú Vang) chỉ có sức chứa từ 120 - 150 tàu, thuyền. Ảnh: Hải Triều

Gió lớn, sóng dữ là điều bất khả kháng. Tuy nhiên, việc giảm mức thiệt hại do tác động của thiên nhiên là điều có thể làm được. Lâu nay, chúng ta thường nghe về công suất thiết kế của các âu thuyền. Tuy nhiên, vẫn có độ vênh giữa lý thuyết và thực tiễn. Một chuyên gia ở lĩnh vực này cho hay, thường các thiết kế được xây dựng dựa trên yếu tố tĩnh, nhưng tàu neo đậu lại theo yếu tố động nên không thể xếp thành từng lớp như máy móc được. Đó là chưa kể công suất và kích cỡ tàu thuyền còn có sự thay đổi và nó hoàn toàn khác nhau về tương quan trong quá trình phát triển. Chiểu theo những điều này, có thể suy đoán là trước khi cơn bão số 12 đổ bộ vào Phú Yên, Khánh Hòa, ngư dân đã đưa được tàu bè về âu thuyền nhưng lại sắp xếp chúng theo nguyên lý tĩnh. Do bị tác động mạnh bởi luồng gió, bão và sóng, các con thuyền đã bị va đập vào nhau dẫn đến bể thân, vỡ mạn, bể cả đáy thuyền, thậm chí là đánh chìm lẫn nhau khi không đủ diện tích, phạm vi để xoay trở.

Tôi tin là những điều này sẽ được rút kinh nghiệm, đưa vào báo cáo đánh giá tác động và có biện pháp giảm thiểu thiệt hại sau cơn bão số 12 ở hai địa phương trên. Cho dù việc khắc phục nó như thế nào, xây hoặc mở rộng âu thuyền mới ra sao không phải là điều có thể làm ngay nhưng chắc chắn sẽ có những giải pháp điều tiết tốt hơn lượng tàu thuyền vào neo đậu. Từ đó hạn chế những mất mát, khó khăn cho người dân và đó cũng là một cách an sinh xã hội có hiệu quả.

Tàu neo đậu ở âu thuyền Phú Hải (Phú Vang)

Đây cũng là một kinh nghiệm đối với nhiều tỉnh, thành có vùng ven biển khác, trong đó có Thừa Thiên Huế. Thực tế cũng cho thấy, hiện Phú Vang có 1.156 tàu thuyền đánh bắt, trong đó tàu thuyền có công suất từ 90CV trở lên có 283 chiếc. Theo đánh giá của ông Hồ Viết Nhuận, Phó Chủ tịch UBND huyện này thì mặc dù có 2 khu neo đậu kết hợp với tránh trú bão, có cảng cá Thuận An của tỉnh đứng trên địa bàn và 3 cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu thuyền nhưng hạ tầng này chưa đáp ứng được nhu cầu và vẫn còn bất cập với yêu cầu đặt ra. Ví dụ cụ thể nhất là âu thuyền Phú Hải (Phú Vang) được thiết kế cho 530 tàu thuyền có công suất 90CV trở lên neo đậu, nhưng theo chia sẻ của ngư dân, thực tế chỉ có sức chứa từ 120 -150 tàu thuyền là tối đa (riêng tàu vỏ sắt phải xin neo đậu nhờ vào Hải đội 2). Bên cạnh đó còn là những tác động khác đến từ việc có thường xuyên được nạo vét, cải tạo luồng lạch hay không và số lượng tàu đánh bắt xa bờ công suất lớn sẽ được tăng thêm trước yêu cầu phát triển nghề cá hiện nay.

Không ai mong bão và không ai có thể lường trước được những tác động của thiên nhiên đang diễn biến ngày một khó lường. Tuy nhiên, để đến khi “mất bò mới lo làm chuồng” lại là điều khó chấp nhận, nhất là khi cái giá phải trả không hề nhỏ. Thừa Thiên Huế có hệ đầm phá Tam Giang Cầu Hai và tàu thuyền còn có thể được di chuyển vào sâu hơn trong các con sông. Đó là một thuận lợi đang có để giảm tải cho các âu thuyền, nhất là trong điều kiện hạ tầng chưa đáp ứng được công năng như hiện nay. Nhưng, một giải pháp an toàn hơn, hiệu quả hơn là điều cần được tính toán cho lâu dài.

Bài: MINH HÀ - Ảnh: HẢI TRIỀU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

Đơn vị tư vấn giám sát đang thực hiện đo bình đồ luồng cảng và vùng nước trước cầu cảng Thuận An (TP. Huế) và hoàn thiện các thủ tục gửi Cục Hàng hải Việt Nam để đăng ký công bố mở cảng.

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động
Sớm nâng cấp âu thuyền Phú Thuận

Việc đầu tư nâng cấp khu neo đậu, tránh bão xã Phú Thuận (Phú Vang) nhằm phục vụ sản xuất cho ngư dân trên địa bàn và các vùng lân cận là vô cùng bức thiết, khi âu thuyền này đã xuống cấp nhiều năm.

Sớm nâng cấp âu thuyền Phú Thuận
Return to top