ClockThứ Năm, 04/02/2021 15:59

Dựng nêu đón tết chốn hoàng cung

TTH.VN - Trong khuôn khổ các hoạt động đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, sáng 4/2 (nhằm ngày 23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) tại ba điểm trong khu di sản Huế: Triệu Tổ Miếu, Hiển Lâm Các – Thế Miếu và điện Long An.

Gợi Tết xưa trong Hoàng cungKhai xuân ở Hoàng cungTrưng bày tư liệu, hiện vật liên quan đến hoàng đế Minh Mạng

 

Trên cơ sở chất liệu cung đình, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành nghi thức dựng nêu trong chốn Hoàng cung​

Trong đời sống cung đình Huế, trước ngày tết người ta làm lễ dựng nêu để báo hiệu ngày tết đã tới. Mục đích ban đầu để mừng ngày tết, sau đó cúng thần linh để phù hộ cho người nhà được bình an, cầu tổ tiên phù hộ cho con cháu. Triều đình dựng nêu cũng để cầu cho mưa thuận gió hòa, dân chúng làm ăn thuận lợi.

Theo điển lệ, khi thấy cây nêu lấp ló trên những bức tường thành của chốn hoàng cung xưa, nhà dân mới bắt đầu tiến hành dựng nêu ăn tết, cúng thần cùng tổ tiên và vạch vôi trừ ma quỷ. Ngày giờ dựng nêu của dân chúng sau định lệ của triều đình.

Trên cơ sở chất liệu cung đình, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành nghi thức dựng nêu trong chốn hoàng cung để tạo ra không khí vui tươi vào dịp Tết Nguyên đán.

Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết: “Tục trồng nêu ngày Tết là một nghi thức có ý nghĩa trong đời sống tâm thức của người Việt từ xa xưa, được hình thành, bảo tồn, kế thừa và phát huy ở nhiều dạng thức khác nhau. Đây là nghi thức xuất hiện phổ biến trong đời sống dân gian, Phật giáo và trong đời sống cung đình thời Nguyễn”.

Một số hình ảnh tại lễ dựng nêu:

Lễ dựng nêu được tiến hành theo nghi thức cung đình

Nghi thức rước nêu được tổ chức trang trọng

Ấn, giấy vàng bạc, cau trầu và sớ cúng để treo lên cây nêu

Việc tái hiện nghi thức dựng nêu mang đến cho mọi người nét sinh hoạt cung đình xưa

Các nghi thức lễ nghinh thần, tiến tửu, tiến trà, khánh hạ

Treo ấn lên nêu (Ngày xưa, triều đình treo ấn lên cây nêu thể hiện chấm dứt công việc, bắt đầu nghỉ tết)

Cây nêu bằng cây tre được chọn kỹ lưỡng, thân cứng, thẳng

Từ bao đời nay, hình ảnh cây nêu được coi là biểu tượng thiêng liêng của ngày Tết Nguyên đán đối với người dân Việt

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa di sản Huế ra thế giới

Sự kiện ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Global Book Corporation mới đây đã mở ra một chương mới cho việc quảng bá di sản văn hóa Huế tới bạn bè quốc tế.

Đưa di sản Huế ra thế giới
Tết của những người xa xứ

Vào thời khắc tết đến xuân về, nhiều người Việt xa quê vẫn cảm nhận được không khí háo hức. Có người bồi hồi khi trở lại quê hương, cũng có nhiều gia đình vui tết Việt ở nơi xứ người.

Tết của những người xa xứ
Lễ dựng nêu ở Đại Nội Huế

Sáng 2/2 (23 tháng chạp âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) tại Triệu Miếu, Thế Miếu.

Lễ dựng nêu ở Đại Nội Huế
Tết ấm cùng trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn

Chương trình “Trẻ em vui xuân, người già ấm tết” do UBND TX. Hương Thuỷ tổ chức diễn ra sáng 31/1. Đây là sự kiện khởi đầu cho chuỗi hoạt động an sinh xã hội trong năm 2024 của địa phương này.

Tết ấm cùng trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn
Dọn nhà, dọn mình đón tết

Là một người cầu toàn, tôi luôn muốn mọi chuyện đều hoàn hảo. Chính vì điều này nên tết với tôi là những ngày bận rộn và tất bật. Bởi cái tính ưa chỗ này phải đẹp, ưng chỗ kia phải gọn gàng, tinh tươm. Cho đến mọi thứ trang trí trong nhà phải bắt mắt. Đồ ăn, thức uống phải dồi dào, sung túc.

Dọn nhà, dọn mình đón tết
Return to top