ClockThứ Sáu, 13/11/2020 14:15

Đừng ngại nhắc nhở học sinh vi phạm

TTH - Việc bỏ quy định phê bình học sinh trước lớp đang được dư luận quan tâm và nhận được nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau.

Học sinh nghỉ học trong hai ngày 18 và 19/9

 Học sinh Trường tiểu học Trần Quốc Toản trong giờ thể dục (ảnh minh họa)

Thông tư 28 của Bộ GD-ĐT ban hành điều lệ trường tiểu học chính thức có hiệu lực vào ngày 1/11. Điểm mới, giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh. Tùy theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỷ luật sau: Nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn. Thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

Thay đổi này đã nhận được sự đồng tình của nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Chị Nguyễn Ngọc Bích, có con học tiểu học cho rằng, quy định này thể hiện tính nhân văn, bởi nếu khiển trách trước tập thể các em sẽ mặc cảm, tự ti, ảnh hưởng xấu tới tâm lý học tập. Chị chia sẻ về câu chuyện của con mình: “Có một lần, cháu rất buồn khi tan trường, gặng hỏi thì con gái cho biết bị cô giáo gọi lên đứng ở bục giảng vì nói chuyện. Các bạn cười cợt, chỉ trỏ khiến cháu rất xấu hổ”.

Phê bình học sinh trước trường lớp dường như là điều lệ đã tồn tại hàng chục năm qua. Đây không phải là một giải pháp hay để giúp những đứa trẻ có thể ngoan hơn. Cũng không ít thầy giáo, cô giáo thừa nhận, lâu nay hình thức cảnh cáo trước tập thể theo kiểu phê bình học sinh, nêu tên các em trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp đã khiến học sinh mất thể diện, không còn ý chí phấn đấu, bỏ mặc, buông xuôi. Thực tế, với nhiều trường học, hình thức phê bình học sinh trước lớp, trước trường vẫn được sử dụng thường xuyên và coi đây là cách thức phê bình hiệu quả với những  học sinh cá biệt, vi phạm nhiều lần, thiếu tiến bộ, không chịu sửa chữa sai lầm.

Chính vì phương pháp này, vô tình nhà trường làm cho tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ trở nên căng thẳng, nặng nề với học sinh. Hơn nữa, các em đang ở tuổi dậy thì, có những thay đổi về tâm sinh lý và rất nhạy cảm. Giáo viên cần thấu hiểu, lắng nghe, chia sẻ để các em nhìn ra điểm sai và từ đó thay đổi. “Khi các em chưa ngoan chắc chắn các em đang có những vướng mắc hoặc trở ngại trong nhận thức và tâm lý. Nếu giáo viên cứ vạch lỗi để phê bình sẽ khiên học sinh nản, thấy mình không được tôn trọng và dễ bị tổn thương, ông Nguyễn Bá Thịnh, Hội trưởng Hội phụ huynh Trường THCS Hùng Vương trao đổi.

Ở bậc THCS và THPT, hình thức kỷ luật tích cực cũng được áp dụng tại dự thảo Thông tư khen thưởng, kỷ luật học sinh đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến. Trong đó, nội dung nhận được nhiều quan tâm là quy định bỏ hình thức kỷ luật buộc thôi học, bỏ cảnh cáo trước lớp, trường. Nhưng thông tư vẫn còn duy trì việc đình chỉ học không quá hai tuần với các em là điều mà nhiều ý kiến còn tranh cãi.

Nhiều giáo viên cho rằng, việc đình chỉ học tập chỉ có ý nghĩa giáo dục nếu nhà trường và trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm phải làm rõ trách nhiệm, đồng thời, tiếp tục theo sát học sinh, chứ không phải “tạm đình chỉ” là giao về gia đình. Điều này thực sự không hiệu quả. Cần phải có nhiều giải pháp để nắm được nguyên nhân phạm lỗi, hoàn cảnh gia đình học sinh. Thậm chí, mỗi trường nên có giáo viên tâm lý học đường nhằm có các can thiệp điều trị về tâm lý cho học sinh.

Trở lại vấn đề không được phê bình học sinh trước lớp, nhiều giáo viên lo ngại, nếu không phê bình thì khi học sinh vi phạm khuyết điểm thầy cô giải quyết ra sao? Đó là tình trạng học sinh không còn sợ thầy cô, không còn sợ kỷ luật, không còn sợ bị đuổi học nữa. Thế nên, nhiều giáo viên bày tỏ quan điểm có những trường hợp cũng cần áp dụng cần linh hoạt cả 2 thông tư, bởi học sinh có ý thức tốt thì không sao, nhưng nếu các em cá biệt sẽ có lý do để ỷ lại. Chính điều này đòi hỏi giáo viên trực tiếp đứng lớp phải có những phương pháp, nội quy mới để quản lý tốt nề nếp, kỷ luật của học sinh. Ở đây, cần phân biệt giữa khiển trách về hành vi không nên làm, chứ không phải phê phán giá trị đạo đức, phủ nhận giá trị cá nhân của học sinh.

Ở một cách nhìn khác, nếu được động viên kịp thời, học sinh sẽ phấn khởi, có động lực để cố gắng. Trong đó, việc tôn trọng nhân phẩm, danh dự các em là một điều cần phải lưu tâm. Giáo viên đừng ngại ngần khi nhắc nhở học sinh vi phạm, nhưng cần khen thưởng kịp thời học sinh với những tiến bộ nhỏ nhất.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Phân luồng giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Ngày 6/4, Trường cao đẳng Công nghiệp (CĐCN) Huế tổ chức hội nghị phân luồng giáo dục lần thứ 4, năm 2024. Chương trình được phối hợp với các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở trên địa bàn về một số hoạt động giáo dục, hướng nghiệp gắn với mục tiêu việc làm bền vững cho học sinh, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

Phân luồng giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh

TIN MỚI

Return to top