ClockThứ Hai, 15/01/2018 09:15

Đừng thả xuống sông dù chỉ một cọng rác

TTH - Những chiều thẩn thơ đi dọc sông Hương, càng thấy con sông đẹp lạ thường. Bỏ qua những ngày ầm ĩ vì mưa lũ, sông Hương trở lại với vẻ hiền hòa êm đềm vốn có.

Tuy vậy, cứ chốc chốc tôi lại thấy những người thản nhiên vứt rác xuống dòng sông xinh đẹp đó. Tôi vẫn thường tự hỏi với chính mình: “Người ta nghĩ gì khi vứt rác xuống sông?”.

Hẳn nhiên với nhiều người, điều đó không có gì là to tát. “Chỉ một cọng rác, một cái bao nilon, một tờ giấy, một cái lon… thôi mà...” – nhiều  người ắt sẽ nghĩ vậy. Nhưng, Huế có gần 400.000 người cư trú, nếu ai cũng đi theo lối suy nghĩ như vậy, thì sông Hương, hay các con sông khác ở Huế, có còn vẻ đẹp thuần khiết của dòng sông bao bọc Huế thương?

Không nói đâu xa, một chi lưu của sông Hương là sông An Cựu, trước đây đã từng bị ô nhiễm nặng bởi rác thải và ý thức kém của người dân. Dòng sông Lợi Nông trong xanh năm xưa giờ đây biến thành “kho” của khu chợ với đủ thứ rác thải làm nước sông đục ngầu. Những năm gần đây, sông An Cựu phần nào lấy lại được vẻ đẹp của mình, nhờ vào việc cải thiện ý thức của người dân quanh khu vực, cũng như các hoạt động làm sạch nguồn nước.

Sông An Cựu nhỏ nhưng cũng đã mất rất nhiều thời gian để khôi phục sau tình trạng ô nhiễm. Vậy nếu một ngày sông Hương trở nên đục ngầu, lềnh bềnh rác thải, mọi thứ sẽ tệ đến thế nào?

Liệu những khách du lịch nước ngoài đến Huế, khi thấy một dòng sông biểu tượng của đất Cố đô như vậy, họ sẽ nghĩ gì? Liệu rằng người dân xứ Huế có còn tự hào với một dòng sông ô nhiễm hay không? Hay liệu sẽ mất bao nhiêu lâu, bao nhiêu công sức, tiền của để khôi phục lại dòng sông khi nó bị ô nhiễm? Chưa hết, nếu dòng sông bị ô nhiễm, nó sẽ mang sự ô nhiễm đó sang các cửa biển, các bãi tắm. Nếu điều đó thật sự xảy ra, hậu quả là vô cùng nghiêm trọng.

Có những điều nhỏ nhặt tưởng chừng như vô hại, nhưng “tích tiểu thành đại” ắt hẳn sẽ vô cùng có hại, cũng như việc vứt rác xuống sông.

Đăng Trình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Cầu... nối lòng dân

Chuyện thật đáng mừng cho đất nước ta là có hàng trăm cây cầu được xây mới trong những năm vừa qua đến từ sự đóng góp của cá nhân người dân, nhóm thiện nguyện, doanh nghiệp. Điều đó cho thấy lời kêu gọi Nhà nước và Nhân dân cùng làm là giải pháp hiệu quả cho những thách thức lớn về phát triển cơ sở hạ tầng trong mọi thời kỳ.

Cầu  nối lòng dân
Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức là nghĩ đến cái “dạ dày”. Ai tinh tế hơn thì nghĩ đến chiều sâu văn hóa, ví dụ như di sản (vật thể và phi vật thể), thậm chí là giọng nói; trang phục.

Đặc sản của Huế
Return to top