ClockThứ Sáu, 15/01/2021 06:28

Được 1 nhưng mất 3 do ô nhiễm và biến đổi khí hậu

TTH - Theo các chuyên gia môi trường thế giới, trong 10 năm tới, GDP của Việt Nam có thể tăng gấp đôi, nhưng nếu không quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tính trung bình GDP cứ tăng thêm 1% thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường và BĐKH sẽ làm mất đi khoảng 3% GDP.

Nuôi trồng thủy sản chịu tác động ô nhiễm và biến đổi khí hậuHướng tới du lịch xanh: Cần hợp tác để giải quyết lượng khí thải từ vận tải du lịchNuôi trồng thủy sản đối mặt với biến đổi khí hậu, ô nhiễm

Phát triển rừng trồng gỗ lớn bằng cây bản địa góp phần giảm phát thải khí nhà kính

Nhiều nghiên cứu và báo cáo đã đưa ra đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trường và BĐKH đã và đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, có tác động nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh môi trường thế giới.

Cùng khó khăn và thách thức chung, đây cũng là rào cản đối với Thừa Thiên Huế khi vừa phải tập trung phát triển kinh tế vừa bảo vệ tốt môi trường; nhất là trong điều kiện thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành đô thị “Di sản, văn hoá, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”.

Ngoài đối mặt với thách thức ngày càng nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường, thiên tai cùng với BĐKH đang ảnh hưởng, cản trở trực tiếp đến phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ngắn hạn và dài hạn, tỉnh luôn nhất quán mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển xanh và hướng tới người dân, phát triển bền vững và bảo vệ sức khỏe, thể chất của Nhân dân.

Động thái rõ nhất là mới đây, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Thoả thuận Paris về BĐKH trên địa bàn tỉnh. Trong đó đề ra mục tiêu, kế hoạch về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng trưởng xanh trong các ngành, lĩnh vực thông qua sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, ứng dụng năng lượng tái tạo và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Đồng thời, thực hiện nhiều giải pháp, huy động nguồn lực để thích ứng với BĐKH.

Nhiều nhiệm vụ, dự án cụ thể đã được xây dựng để triển khai thực hiện kế hoạch Thoả thuận Paris về BĐKH của tỉnh giai đoạn 2021-2030.

Đối với nhiệm vụ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, dự án: kiểm kê khí nhà kính định kỳ các ngành liên quan của tỉnh; bảo vệ, trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, thâm canh rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng FSC, sử dụng hiệu quả đất dưới tán rừng; thí điểm hệ thống chiếu sáng sử dụng năng lượng hiệu quả tại các công trình công cộng ở TP. Huế; dự án điện mặt trời tại các xã ven biển, trên mặt đầm phá Tam Giang-Cầu Hai; dự án nhà máy nhiệt điện khí hoá lỏng LNG...

Đối với nhiệm vụ thích ứng với BĐKH, Sở TNMT sẽ xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và xây dựng kịch bản diễn biến tác động của BĐKH đến các vùng biển, vùng ven bờ để có hướng tiếp cận và đưa ra các giải pháp phù hợp để thích ứng. Triển khai đề án chống xuống cấp các di tích thuộc vùng ven biển; xây dựng và mở rộng cảng cá, âu thuyền kết hợp neo đậu tránh trú bão; đánh giá diễn biến lũ trên các sông; phòng chống, xử lý xói lở bờ biển, bờ sông; nâng cấp 8 hồ chứa; xây dựng trung tâm ứng cứu ở khu vực dễ bị ngập lụt...

Ngoài những giải pháp mang tính ngành, địa phương, ứng phó với BĐKH đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ từ chính sách, đến hành động của các bộ ngành Trung ương, tổ chức quốc tế và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức tôn giáo, người dân, doanh nghiệp.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Giờ Trái đất:
Tắt đèn, hành động vì khí hậu

Phong trào môi trường toàn cầu lớn nhất vừa được tổ chức vào ngày 23/3, khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi mọi người trên khắp thế giới tắt đèn để ghi nhớ cuộc khủng hoảng hành tinh trong Giờ Trái đất, trong bối cảnh những người trẻ tìm kiếm cách làm mới để thúc đẩy hành động vì khí hậu.

Tắt đèn, hành động vì khí hậu
Return to top