ClockThứ Sáu, 09/10/2015 16:12

Đường còn dài - kỳ 2: Muộn còn hơn không!

TTH - Không thể vì những khó khăn “ngáng chân” mà để kéo dài tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống người dân, cảnh quan đô thị. Vấn đề là chính quyền, ngành chức năng, chủ sản xuất kinh doanh quyết tâm đến đâu và nên chăng cần đặt ra một lộ trình thực hiện để dần xóa bỏ những điểm đen ô nhiễm.

>> Kỳ 1: Đi không đng, chng xong

Nhà máy sản xuất gạch tuynel số 1 sẽ phải di dời và đang chưa biết sẽ đi đâu

Sớm “bịt” những lỗ hổng

Thừa Thiên Huế đang xây dựng đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường” và T.P Huế cũng đi theo hướng thành phố ASEAN, thành phố bền vững về môi trường. Vì thế, việc di dời các nhà máy, xưởng sản xuất kinh doanh lớn, nhỏ đang gây ô nhiễm trong khu dân cư, khu đô thị là chủ trương đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương. Có thể sau khi di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, những khu đất cũ sẽ là vị trí “đắc địa” để có thể lựa chọn phát triển hiệu quả nhiều loại hình kinh tế phù hợp, trả lại môi trường sống thân thiện cho người dân. Địa điểm của nhà máy xi măng Long Thọ ở phường Thủy Biều, T.P Huế hay của nhà máy sản xuất gạch tuynel số 1 ở phường Tứ Hạ, Hương Trà sau khi di dời là ví dụ điển hình hứa hẹn mở ra hướng đầu tư mới, có thể phát triển du lịch, dịch vụ, đảm bảo tính bền vững và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, “giấc mộng” đẹp này bao giờ trở thành hiện thực trước mắt vẫn chưa có được đáp án.

Cách đây mấy năm, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tổng thể di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, đô thị, đảm bảo cảnh quan môi trường cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên lúc đó, phần lớn các cơ sở lớn, nhỏ trong diện này đều tập trung ở địa bàn T.P Huế. Vì thế, tỉnh đã giao T.P Huế xây dựng đề án di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi địa bàn T.P. Gần 7 năm qua, đề án tuy được lập nhưng chưa được “đả động” cho tới nay. Mới đây, qua làm việc với cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường T.P Huế, được biết, đề án này không còn tác dụng, thay vào đó, UBND T.P Huế yêu cầu xây dựng kế hoạch di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi thành phố. Khi hỏi về con số và danh sách trường hợp dự kiến di dời, phía Phòng TNMT T.P Huế vẫn chưa chốt được số liệu cụ thể. Song trước mắt sẽ ưu tiên cho ngành mộc, cơ khí. Trong kế hoạch này, T.P cũng lên phương án xây dựng thí điểm 10 gian nhà xưởng tại Cụm CN An Hòa, tạo mặt bằng phục vụ di dời.

Ô nhiễm môi trường vẫn tái diễn ở một số cơ sở sản xuất đang hoạt động tại Cụm CN Thủy Phương

Một cán bộ ngành môi trường T.P Huế nêu quan điểm rằng, đa phần hiện nay các xưởng sản xuất gây ô nhiễm đều có quy mô rất nhỏ, nằm xen trong khu dân cư. Hoạt động ngay tại khuôn viên của gia đình nên họ không phải tốn mặt bằng, thời gian làm việc của công nhân bất chừng, mọi chi phí đều có thể cân đối, tiết kiệm. Nhưng nếu đưa các xưởng sản xuất này vào cụm CN thì buộc lòng họ phải tốn đủ thứ tiền, mặc dù năng suất và sản lượng sản xuất kinh doanh không phải lúc nào cũng ổn định. Còn đối với các doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và lớn gây ô nhiễm nằm trong nội thành đều là các doanh nghiệp sử dụng quỹ đất lớn và phần lớn đều là những khu đất “đắc địa”, có giá trị kinh tế cao, nên việc xử lý những khu đất này đòi hỏi phải đảm bảo thỏa đáng, đúng luật.

Phải đề ra một lộ trình

Đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ gây ô nhiễm môi trường nằm xen kẽ trong khu dân cư, khu đô thị, việc di dời không phải dễ dàng thực hiện trong ngày một ngày hai mà cần cả một quá trình dài hơi, với những giải pháp mạnh mẽ và quyết liệt từ nhiều phía. Trước tiên, các ngành, địa phương nên đánh giá, rà soát để phân loại và sắp xếp lộ trình di dời. Đối với các cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình, địa phương cần phối hợp để tính toán, định hướng phương án bố trí, sắp xếp quy trình sản xuất nhằm bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, hoặc nếu cần thiết cần bố trí di dời vào cụm CN những công đoạn sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng, phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của khu quy hoạch. Trường hợp này có thể một vài hộ gia đình cùng liên kết thuê đất xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc gia công những công đoạn cần thiết, có phát sinh ô nhiễm. Ngoài ra, đối với những trường hợp phải di dời, các ban ngành chức năng, chính quyền địa phương cần bàn bạc để hỗ trợ về cơ chế, chính sách thỏa đáng và kèm theo chế tài thật hợp lý đối với những trường hợp chậm di dời, còn tiếp tục gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, đô thị.

Theo ông Hùng, để giải quyết một loạt các cơ sở gây ÔNMT giai đoạn từ nay đến 2020 cần phải có trên dưới 10 nghìn tỷ đồng!

Để tạo độ tin cậy và điều kiện sản xuất thuận lợi cho các chủ sản xuất kinh doanh khi đến nơi ở mới, các cụm quy hoạch CN cũng nên được đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt là các công trình xử lý môi trường. Điểm mặt riêng các cụm CN, qua những đợt thanh tra, kiểm tra của ngành tài nguyên môi trường và theo đánh giá của cơ quan quản lý, môi trường tại các cụm CN vẫn chưa được xử lý đúng phương pháp. Đối với chất thải rắn vẫn sử dụng phương pháp thu gom rồi xử lý tại nhà máy xử lý rác của huyện, thị xã, T.P. Nước thải công nghiệp còn sử dụng phương pháp lắng, lọc tại từng nhà máy rồi xả ra môi trường. Đến nay, các cụm CN trên địa bàn đều chưa xây dựng công trình xử lý nước thải, chất thải rắn chung cho từng cụm do nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng tại các cụm CN còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ ngân sách địa phương. Vì thế, đi kèm với những giải pháp di dời các cơ sở gây ô nhiễm vào cụm công nghiệp hay khu quy hoạch dành riêng của từng địa phương, ngay tại các cơ sở đang hoạt động trong các khu, cụm CN cũng cần được đầu tư, quản lý tốt công tác BVMT. Cụm Công nghiệp Thủy Phương là bài học nhãn tiền vì hơn 10 năm nay vẫn tồn tại điệp khúc “ô nhiễm- xử phạt- tái phạm” tại một số cơ sở sản xuất như giấy, tái chế nhựa… Đây không phải là những trường hợp cá biệt mà tình trạng này đã và đang tồn tại ở nhiều khu, cụm CN, làng nghề khác.

Trao đổi về định hướng “dài hơi” trong việc khắc phục, di dời các cơ sở gây ÔNMT ra khỏi khu dân cư, khu đô thị, ông Nguyễn Việt Hùng, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) cho biết, Sở Tài nguyên và Môi trường vừa hoàn thành đề án tổng thể “Xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2015- 2020” và đang trình UBND tỉnh phê duyệt. Đề án tiến hành rà soát, phân loại, lập danh mục và biện pháp xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn. Trên cơ sở đó, đề án cũng đề ra 89 danh mục dự án thành phần ưu tiên đầu tư, kế hoạch thực hiện và phân kỳ đầu tư hằng năm, các giải pháp lồng ghép và huy động các nguồn vốn để thực hiện xử lý. Theo ông Hùng, để giải quyết một loạt các cơ sở gây ÔNMT giai đoạn từ nay đến 2020 cần phải có trên dưới 10 nghìn tỷ đồng! Vì thế, trong khi nguồn ngân sách địa phương còn hạn hẹp, việc xây dựng đề án tổng thể này là cơ sở để kêu gọi và huy động nguồn hỗ trợ từ các bộ, ngành Trung ương, các tổ chức, dự án nước ngoài.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Return to top